Tư vấn hôn nhân gia đình về quyền đơn phương ly hôn

ly hon don phuong

Một điều đáng nói là vấn đề đơn phương ly hôn đang trở nên phổ biến và được đề cập đến khá nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Quyền đơn phương ly hôn hiện được hiểu là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên quyền này chỉ được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật. Vì vậy việc tư vấn hôn nhân gia đình đối với vấn đề này trở nên thực sự cần thiết.

Tư vấn hôn nhân gia đình khi ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng

Đây là trường hợp chỉ có bên vợ hoặc bên chồng có đơn xin ly hôn xuất phát từ ý chí chủ quan của bên đó mà không có sự đồng thuận của cả hai. Trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Xét về khía cạnh tố tụng thì đây là một vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Khi đó vợ hoặc chồng là người nộp đơn xin ly hôn là nguyên đơn và bên còn lại là bị đơn trong vụ án dân sự này.

Ly hôn với một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là mất tích

Khoản 2 Điều 56 Luật này cũng có quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích. Lúc này khi bên còn lại có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp này thì Quyết định tuyên bố người vợ hoặc chồng mất tích mà Tòa án đã tuyên bố trước đó chính là bằng chứng pháp lý. Đồng thời đây cũng là căn cứ để giải quyết ly hôn mà không cần đến các yếu tố khác.

Ly hôn với vợ hoặc chồng không có khả năng nhận thức hoặc làm chủ hành vi

Kết hợp từ khoản 1 Điều 51 và khoản 3 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc đơn phương ly hôn còn có thể diễn ra trong trường hợp  một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Lúc này Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Tòa án sẽ giải quyết ly hôn như thế nào?

Hôn nhân & gia đình

Hiện nay đa số mọi người cho rằng ly hôn là giải pháp để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc nhằm chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc. Về mặt pháp lý thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.

Ly hôn có 2 dạng:

  1. Ly hôn thuận tình là cả hai vợ chồng đều mong muống và cùng ký vào đơn ly hôn. (điều 55 Luật HN&GĐ 2014)
  2. Đơn phương ly hôn là theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. (điều 56 Luật HN&GĐ 2014)

Căn cứ để Tòa án cho ly hôn:

+ Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Căn cứ điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

– Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

+ Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

+ Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định pháp luật.

Tòa án giải quyết theo trình tự như sau:

+ Đối với ly hôn thuận tình: Trong trường hợp này vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

+ Đối với đơn phương ly hôn: Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

– Hoà giải khi ly hôn: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

– Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Lưu ý:

– Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

– Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

+  Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng

+  Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)

+  Giấy khai sinh của các con

+ Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu Tòa án phân chia.