1: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
Theo quy định tại Điều 26 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì “Tranh chấp về thừa kế tài sản” sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.
Cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
Yêu cầu chia di sản thừa kế của gia đình bà B được nêu tại Khoản 5 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
2: Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ giải quyết tranh chấp thừa kế quy định tại Điều 39 như sau
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy đối với các tranh chấp mà tài sản thừa kế là động sản thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ là tòa án nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền. Cần lưu ý, đối với các trường hợp tranh chấp thừa kế là bất động sản (như nhà ở, quyền sử dụng đất) thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản.