Thừa kế theo di chúc theo quy định mới

Thừa kế theo di chúc là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến bởi lẽ đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đối với người để lại di chúc. Để mọi người có sự nhìn nhận một các rõ ràng, đúng và đầy đủ nhất về vấn đề này Luật Multi Law có bài phân tích về các quy định về thừa kế theo di chúc.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Di chúc là gì?

Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.

Hiểu đơn giản theo quy định tại Điều 624 của Bộ luật dân sự thì di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Thế nào là di chúc hợp pháp?

Di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể lập di chúc, điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức của di chúc. Để hiểu rõ hơn về điều kiện để di chúc hợp pháp bạn có thể tham khảo di chúc là gì? Điều kiện để di chúc hợp pháp

Hiệu lực của di chúc

Theo quy định về thừa kế theo di chúc của pháp luật về hiệu lực của di chúc thì di chúc được quy định như sau:

Thứ nhất: Di chúc phát sinh hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế

Thứ hai: Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc không có hiệu lực một phần, cụ thể:

Người thừa kế theo di chúc chế trước hoặc chế cùng thời điểm với người lập di chúc, hoặc cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Thứ ba: Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Thứ tư: Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

Thứ năm: Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Chia di sản thừa kế theo di chúc

Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.

Những người hưởng thừa kế nhưng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Bên cạnh những đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì pháp luật cũng quy định một số đối tượng hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, cụ thể theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  1. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  2. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ di chúc

Ở mỗi thời điểm, người để lại di chúc có thể có những nguyện vọng để lại di sản thừa kế khác nhau, chính vì vậy để tạo sự linh hoạt cho các chủ thể trong việc áp dụng quy định của pháp luật thì luật cũng quy định có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế thậm chí là hủy bỏ di chúc.Cụ thể:

Người lập di chúc có thể sửa đổi bổ sung thay thế hoặc hủy bỏ di chúc do mình đã lập vào bất kỳ thời điểm nào người để lại di chúc có nguyện vọng.

Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật, phần trước đó mâu thuẫn không có hiệu lực.

Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ, bản hủy bỏ không còn giá trị pháp lý, trong trường hợp người hủy bỏ di chúc đã lập di chúc tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã phường khi hủy thì cần thu hồi và nộp lại các bản di chúc đã lập.

Từ chối hưởng di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 620 của bộ Luật Dân sự 2015 về việc từ chối hưởng di sản thừa kế như sau:

Thứ nhất: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác, theo đó nếu có căn cứ cho rằng người hưởng thừa kế từ chối hưởng di sản thừa kế nhằn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thì việc từ chối này sẽ không được thực hiện.

Thứ hai: Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Thứ ba: Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty luật MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0946220880 hoặc 0989082888 . chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY LUẬT MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0946220880
Email: [email protected]
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

thiết kế website bởi Công Ty TNHH Công Nghệ VNBack.