Tranh chấp tài sản thừa kế là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay. Khi một tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế phát sinh, các bên sẽ có quyền lựa chọn một hoặc một số phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải hoặc tòa án. Vậy pháp luật quy định như thế nào về loại tranh chấp này?
Theo quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự, khi có những bất đồng, mâu thuẫn liên quan đến tài sản thừa kế theo di chúc, các bên sẽ thỏa thuận với nhau để giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết được các bên sẽ lựa chọn hòa giải hoặc tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Mặc dù về nguyên tắc chung, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp mà mình muốn áp dụng. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ đối với trường hợp tài sản thừa kế có đất đai thì việc giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định của Luật đất đai 2015, cụ thể như sau:
Đầu tiên, các bên sẽ yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải. Sau đó, trường hợp hòa giải không thành, nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì một bên có thể khởi kiện tại Tòa án.
Đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì các bên chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Nhìn chung, mặc dù đều có sự tham gia của người thứ ba, nhưng hòa giải vẫn phụ thuộc vào ý chí của các bên, thỏa thuận sau quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc mà chỉ có giá trị tham khảo với các bên. Do đó, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải thông qua hòa giải thì các bên thường sử dụng phương thức Tòa án trong giải quyết tranh chấp. Khi sử dụng phương thức này, các bên cần tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi đó, việc phân chia tài sản thừa kế sẽ di chúc sẽ được pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước nếu các bên không tự nguyện thi hành.