Yếu tố nước ngoài là gì ? Quy định pháp luật về yếu tố nước ngoài ?

Thuật ngữ của tư pháp quốc tế, dùng để chỉ những yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật mà những yếu tố đó có liên quan đến nước ngoài.

Trang%2Bchu%25CC%2589%2BT%25C6%25B0%2Bv%25E1%25BA%25A5n%2BPh%25C3%25A1p%2Blu%25E1%25BA%25ADt%2BT%25C6%25B0%2Bv%25E1%25BA%25A5n%2Blu%25E1%25BA%25ADt%2Bh%25C3%25B4n%2Bnh%25C3%25A2n

Trong lịch sử phát triển của ngành tư pháp quốc tế, các yếu tố nước ngoài được hình thành xuất phát từ sự giao lưu tự nhiên trong đời sống dân sự và thương mại giữa các chủ thể là pháp nhân và cá nhân của các quốc gia khắc nhau (ví dụ: công dân nước A đi du lịch ở nước B hoặc kết hôn với công dân của nước C; các doanh nghiệp của nước X kí kết các hợp đồng thương mại với những doanh nghiệp của nước Y hoặc tham gia đầu tư vốn trực tiếp vào lãnh thổ của nước Y và ngược lại…). Chính sự giao lưu có xu hướng ngày càng mở rộng như vậy giữa các quốc gia trong đời sống sinh hoạt quốc tế đã hình thành nên những quan hệ pháp luật đặc thù – gọi là quan hệ tư pháp quốc tế. Đặc trưng cơ bản của những quan hệ pháp luật này là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đó có liên quan đến nước ngoài.

Ví dụ:

1) Chủ thể tham gia vào quan hệ đó là pháp nhân hoặc công dân nước ngoài; hoặc

2) Đối tượng của quan hệ giao dịch đó (tài sản – động sản hoặc bất động sản) đang tổn tại ở nước ngoài (nhà ở, tiền trong ngân hàng…), hoặc

3) Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó diễn ra ở nước ngoài (kí kết hợp đồng hoặc sự kiện vi phạm hợp đồng…).

Tuỳ thuộc vào pháp luật của từng nước, các yếu tố nước ngoài có thể được quy định rõ ngay trong luật hoặc không được quy định trong luật nhưng được Nhà nước mặc nhiên thừa nhận như một nguyên tắc tập quán hay thông lệ trong giao dịch quốc tế.

Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, các yếu tố nước ngoài bao gồm:

1) Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, nạn định cư ở nước ngoài;

2) Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài;

3) Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Trên thực tế, các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài không chỉ hoàn toàn là những quan hệ tư pháp quốc tế, mà còn có thể là những quan hệ công pháp quốc tế, ví dụ: trường hợp các công chức và viên chức ngoại giao của một nước được Chính Phủ cử đi công tác ngoại giao tại nước ngoài với thân phận ngoại giao theo quy định của pháp luật quốc tế về ngoại giao. Tuy nhiên, yếu tố nước ngoài trong các quan hệ công pháp quốc tế không làm nảy sinh hiện tượng “xung đột pháp luật và thường không có nhiều ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc chọn luật điểu chỉnh như trong lĩnh vực tư pháp quốc tế.

Trong thực tiễn pháp lí, yếu tố nước ngoài được xem là cơ sở, căn cứ để xây dựng và xác định các nguyên tắc chọn luật điều chỉnh, nhằm giải quyết vấn đề xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyển tài phán trong tư pháp quốc tế. Chẳng hạn, đối với yếu tố chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tương ứng có nguyên tắc luật quốc tịch; đối với yếu tố sự kiện pháp lí diễn ra ở nước ngoài, tương ứng có nguyên tắc luật nơi kí kết hợp đồng. hoặc nơi xảy ra sự kiện tranh chấp, đối với yếu tố đối tượng của giao dịch, tương ứng có nguyên tác luật nơi có vật..