Một trong những nguyên nhân gây tan vỡ gia đình

1. Ngoại tình
Ngoại tình được xem là nguyên nhân gây đổ vỡ hôn nhân, tỷ lệ gia đình ly hôn vì nguyên do này cũng dạng cao nhất trong xã hội hiện nay. Khi bắt đầu cuộc sống chung, hai người đều nghĩ cuộc sống màu hồng, thề nguyền mãi yêu nhau, nhưng khi nửa kia không thể thực hiện điều đó khiến cho chị không còn tin tưởng vào họ nữa.
Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
Ngoại tình cũng có thể xảy ra khi mối quan hệ của hai người đã có những nét bất đồng. Vì thế, khi nhận thấy những dấu hiệu, biểu hiện của chồng ngoại tình hay vợ ngoại tình, bạn có thể tự mình tìm hiểu sự thật hoặc liên hệ dịch vụ thám tử để cứu vãn cuộc hôn nhân, hoặc giành những bằng chứng có lợi nếu phải tranh chấp trước tòa.
2. Sự khác biệt về quan điểm sống
Mặc dù sự khác biệt có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định, nhưng khi tạo dựng cuộc sống chung, cùng nuôi dạy con cái và có những mối ràng buộc, sự xung khắc có thể gây ra nhiều thất vọng hơn và có thể trở thành yếu tố chính dẫn đến sự xa cách của hai người.
3. Sự chênh lệch về địa vị, khả năng kinh tế 
Tiền bạc luôn được nhấn mạnh là không tạo nên tình yêu, nhưng là thứ giúp xây dựng và giữ lửa hôn nhân. Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu hụt hoặc những mong muốn về tiền bạc là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, khiến cho một tình yêu dù rất đẹp đẽ cũng không thể chống cự nổi. Sự chênh lệch giữa khả năng kiếm tiền của hai vợ chồng cũng là vấn đề quá lưu tâm. Nếu một trong hai người nắm giữ kinh tế sẽ sinh ra thói tự kiêu, tự cho mình là “ông chủ”, tạo nên nhiều ham muốn và dẫn đến ngoại tình, tranh chấp trong gia đình cứ thế mà tăng lên.
4. Rạn nứt nối liền rạn nứt
Bất đồng trong cuộc sống không được giải quyết, cả hai đều giữ những quan điểm riêng về một vấn đề có thể gây nên những rạn nứt. Nếu không làm rõ những rạn nứt trước mắt mà tự thỏa hiệp dễ sinh ra những suy nghĩ trái chiều trong lòng. Và khi nó hội tụ dễ dàng khiến cả hai xảy ra tranh cãi quyết liệt.
5. Chiến tranh lạnh kéo dài 
Chiến tranh lạnh có thể là một phương thức giữ lửa tình yêu, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu một trong hai bên không tự nhận “thua”, chủ động trong việc hòa giải. Việc duy trì chiến tranh lạnh quá dài sẽ khiến cho tình cảm đôi bên ngày càng xa cách, cho đến khi ly hôn vì cả hai không còn mặn mà với nhau.
6. Không thể thông cảm cho nhau
Phê bình, chỉ trích hay trách móc là điều thường thấy ở những cuộc hôn nhân. Việc giúp bạn đời nhận ra sai lầm, hoàn thiện bản thân là điều cần thiết nhưng nếu với cường độ quá nhiều, điểm chỉ trích không thực sự hợp lý thì sẽ khiến họ cảm thấy bị xúc phạm quá
29/2/2020 Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
mức. Một lần, hai lần không thông cảm cho nhau sẽ khiến những suy nghĩ khác len lỏi vào trong đầu, dễ khiến cuộc sống đi vào ngõ cụt.
7. Cả hai đều quá cố chấp, không chịu xuống nước
Khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hai vợ chồng đều một mực giữ quan điểm riêng thì sẽ chẳng thực sự giải quyết được vấn đề gì. Mọi thứ có thể tốt đẹp ở thời gian đầu nhưng sự khác biệt lâu dần sẽ xuất hiện, tạo nên lỗ hổng lớn trong cuộc hôn nhân.
8. Khác biệt về lý tưởng sống
Vợ chồng sống bên nhau nhưng nếu như một người luôn đặt ra những yêu cầu quá cao và không phù hợp sẽ khiến người còn lại chán nản và mệt mỏi. Lâu dần, họ muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó để tìm người khác hiểu con người mình hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân ly hôn phổ biến hiện nay. Vì thế, hãy đặt ra những tiêu chí và mong đợi dựa trên những đặc điểm riêng của chồng. Xét cho cùng, chúng ta từng yêu và lựa chọn lấy người đó bởi vì họ là chính họ, vậy tại sao lại phải uốn họ thành một người như bạn mong đợi?
9. Vì mẹ chồng, mẹ vợ, người xung quanh 
Xung khắc trong gia đình không chỉ đơn thuần giữa vợ và chồng, mà có thể đến từ mẹ chồng, mẹ vợ, người thân trong gia đình và cả những người xung quanh. Nếu không giữ vững quan điểm về lối sống hay các vấn đề chung thì chỉ cần những lời tác động đơn giản, vu vơ từ người ngoài sẽ khiến hai vợ chồng xảy ra tranh cãi, hoặc chiến tranh lạnh.
10. Không thể có con chung 
Con cái là một trong những điều mà khi kết hôn cả hai vợ chồng đều mong muốn. Việc hiếm muộn hay vô sinh xuất hiện ngày càng nhiều, kỳ vọng có con trong xã hội hiện đại ngày càng cao dẫn đến lý do ly hôn.
11. Sinh con không theo ý muốn 
Rất nhiều vợ chồng muốn sinh con trai nhưng lại có con gái và ngược lại. Việc không có con theo đúng giới tính như mong muốn tạo những dư chấn tâm lý nhất định trong lòng của mỗi người. Họ có thể đi đến quyết định ly hôn như một lối giải thoát để tiến đến với người mới, nhằm có được đứa con như ý.
12. Thường xuyên ở xa nhau 
Do công tác, gia đình hay rắc rối cá nhân khiến hai vợ chồng xa nhau, lâu dần dẫn đến tình cảm nhạt phai, hay ảnh hưởng đến kinh tế thường dẫn đến ly hôn.
13. Vợ, chồng yếu sinh lý

 

Đem tài sản chung của vợ chồng đi góp vốn có được không ?

tài sản chung sau ly hôn

Thưa luật sư, Tôi tên K, hiện là kế toán trưởng của Công ty A. Tôi kết hôn với chị T được 5 năm và đã mua một căn nhà đứng tên tôi. Sau đó, vợ chồng tôi ly thân. Hiện nay, công ty TNHH kinh doanh may mặc mời tôi góp vốn vào công ty ấy, tôi nhận thấy đây là cơ hội rất tốt. Xin luật sư tư vấn giúp là tôi đem căn nhà mà tôi mua đó để góp vốn vào công ty đó có được không? Cảm ơn!



Trả lời:
Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tài sản góp vốn vào công ty như sau:

“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Như vậy, căn nhà thuộc quyền sở hữu của bạn có thể được được sử dụng làm tài sản góp vốn vào công ty.

Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty được thực hiện theo những quy định như sau:

– Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

– Việc góp vốn bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi chuyển quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

– Việc định giá tài sản góp vốn theo quy định: Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

​Tuy nhiên, do ngôi nhà là tài sản phát sinh trong quá trình hôn nhân của hai vợ chồng bạn, nên nếu không có thỏa thuận khác thì ngôi nhà sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng. Mặc dù trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mang tên của một mình bạn, nhưng việc sử dụng, định đoạt tài sản chung này vẫn phải được sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật hôn nhân và gia đình thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Theo quy định tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình:

“Điều 25. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh

1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.”

Do vậy nếu giữa hai vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Yếu tố nước ngoài là gì ? Quy định pháp luật về yếu tố nước ngoài ?

Thuật ngữ của tư pháp quốc tế, dùng để chỉ những yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật mà những yếu tố đó có liên quan đến nước ngoài.

Trong lịch sử phát triển của ngành tư pháp quốc tế, các yếu tố nước ngoài được hình thành xuất phát từ sự giao lưu tự nhiên trong đời sống dân sự và thương mại giữa các chủ thể là pháp nhân và cá nhân của các quốc gia khắc nhau (ví dụ: công dân nước A đi du lịch ở nước B hoặc kết hôn với công dân của nước C; các doanh nghiệp của nước X kí kết các hợp đồng thương mại với những doanh nghiệp của nước Y hoặc tham gia đầu tư vốn trực tiếp vào lãnh thổ của nước Y và ngược lại…). Chính sự giao lưu có xu hướng ngày càng mở rộng như vậy giữa các quốc gia trong đời sống sinh hoạt quốc tế đã hình thành nên những quan hệ pháp luật đặc thù – gọi là quan hệ tư pháp quốc tế. Đặc trưng cơ bản của những quan hệ pháp luật này là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đó có liên quan đến nước ngoài.

Ví dụ:

1) Chủ thể tham gia vào quan hệ đó là pháp nhân hoặc công dân nước ngoài; hoặc

2) Đối tượng của quan hệ giao dịch đó (tài sản – động sản hoặc bất động sản) đang tổn tại ở nước ngoài (nhà ở, tiền trong ngân hàng…), hoặc

3) Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó diễn ra ở nước ngoài (kí kết hợp đồng hoặc sự kiện vi phạm hợp đồng…).

Tuỳ thuộc vào pháp luật của từng nước, các yếu tố nước ngoài có thể được quy định rõ ngay trong luật hoặc không được quy định trong luật nhưng được Nhà nước mặc nhiên thừa nhận như một nguyên tắc tập quán hay thông lệ trong giao dịch quốc tế.

Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, các yếu tố nước ngoài bao gồm:

1) Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, nạn định cư ở nước ngoài;

2) Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài;

3) Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Trên thực tế, các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài không chỉ hoàn toàn là những quan hệ tư pháp quốc tế, mà còn có thể là những quan hệ công pháp quốc tế, ví dụ: trường hợp các công chức và viên chức ngoại giao của một nước được Chính Phủ cử đi công tác ngoại giao tại nước ngoài với thân phận ngoại giao theo quy định của pháp luật quốc tế về ngoại giao. Tuy nhiên, yếu tố nước ngoài trong các quan hệ công pháp quốc tế không làm nảy sinh hiện tượng “xung đột pháp luật và thường không có nhiều ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc chọn luật điểu chỉnh như trong lĩnh vực tư pháp quốc tế.

Trong thực tiễn pháp lí, yếu tố nước ngoài được xem là cơ sở, căn cứ để xây dựng và xác định các nguyên tắc chọn luật điều chỉnh, nhằm giải quyết vấn đề xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyển tài phán trong tư pháp quốc tế. Chẳng hạn, đối với yếu tố chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tương ứng có nguyên tắc luật quốc tịch; đối với yếu tố sự kiện pháp lí diễn ra ở nước ngoài, tương ứng có nguyên tắc luật nơi kí kết hợp đồng. hoặc nơi xảy ra sự kiện tranh chấp, đối với yếu tố đối tượng của giao dịch, tương ứng có nguyên tác luật nơi có vật..

Án phí khi ly hôn cập nhật năm 2020

1: Ai phải nộp án phí ly hôn
Theo khoản 4 điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Trong vụ án ly hôn, nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.


Theo đó, nếu chồng, vợ khởi kiện ly hôn đối phương, sẽ phải nộp án phí sơ thẩm. Mức án phí dân sự sơ thẩm bạn phải nộp là 300.000 đồng.

2: Pháp luật Quy Định
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 điều 51 của Luật này thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Do vậy, để yêu cầu ly hôn được tòa án chấp nhận, người muốn ly hôn cần thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp để thể hiện tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được..
Chứng cứ để chứng minh có thể là sự xác nhận và làm chứng của những người hàng xóm, những video, bản ghi âm các cuộc bạo lực, cãi vã,……Vợ, chồng cần thu thập để giao nộp cho tòa án thì tòa mới xem xét, chấp nhận yêu cầu ly hôn.

Trong trường hợp có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì họ còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản được chia.

3: Án phí ly hôn mới nhất 2020
Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản.

Nếu có tranh chấp về tài sản, án phí như sau:
Từ 6 triệu đồng trở xuống: 300.000 đồng
Trên 6 triệu đến 400 triệu đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Trên 400 triệu đến 800 triệu đồng: 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
Trên 800 triệu đến 2 tỷ đồng: 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng
Trên 2 tỷ đến 4 tỷ đồng: 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng
Trên 4 tỷ đồng: 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

Lưu ý: Nếu yêu cầu ly hôn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì vợ chồng phải chịu mức án phí bằng 50% mức án phí nêu trên.

4. Ly hôn nhanh: Chọn thuận tình hay đơn phương ?
Có 02 hình thức ly hôn: Thuận tình và đơn phương. Vậy nên chọn hình thức nào để việc ly hôn được diễn ra nhanh chóng hơn?
Sự giống nhau giữa thuận tình và đơn phương ly hôn
Bởi đây đều là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng nên về cơ bản thì thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn sẽ giống nhau ở một số điểm sau:
– Hậu quả đều là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng;
– Hồ sơ, giấy tờ khi thực hiện 02 thủ tục này về cơ bản là giống nhau, đều gồm: Đơn yêu cầu, chứng minh nhân dân của vợ, chồng, giấy khai sinh của con, giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân…
– Vợ chồng đều phải có mặt khi làm thủ tục và không được ủy quyền cho người khác.

5. Chi phí ly hôn đơn phương hoặc thuận tình về dịch vụ (nếu có nhu cầu)

Trong trường hợp, đương sự trong vụ án ly hôn đơn phương có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục hoặc tham gia với tư cách người bỏa vệ quyền và lợi ích hợp pháp. quyền lợi trong vụ án ly hôn đơn phương có thể là chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ chồng, quyền trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng cho con, phân chia tài sản chung, nợ chung. Tùy từng trường hợp, tính chất công việc, chi phí sẽ do sự thỏa thuận giữa khách hàng và Văn phòng luật sư. Chi phí này là phí, thù lao luật sư được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý thuê luật sư.