Mẫu đơn xin giành quyền nuôi con để gửi cho Tòa án

ly hon

Khi ly hôn, ngoài tranh chấp về tài sản thì tranh chấp quyền nuôi con cũng rất phổ biến. Cha/mẹ trẻ cần gửi mẫu Đơn xin giành quyền nuôi con cho Tòa án có thẩm quyền để được xem xét việc nuôi con.

1: Cơ sở nào để quyết định quyền nuôi con sau ly hôn?

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, Tòa án sẽ dựa trên các cơ sở sau đây để quyết định ai là người nuôi con sau ly hôn:

– Đầu tiên, căn cứ vào thỏa thuận giữa cha/mẹ trẻ. Tòa án tôn trọng trọng sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên cha, mẹ trẻ

– Nếu cha, mẹ trẻ không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ xem xét điều kiện kinh tế, nhà cửa, thời gian chăm sóc, môi trường sống, môi trường học tập, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha/mẹ… ai có nhiều điều kiện tốt và phù hợp hơn với trẻ sẽ được giao quyền nuôi dưỡng trẻ.

Để được giành quyền nuôi con, ngoài việc nộp Đơn xin giành quyền nuôi con, cha/mẹ trẻ phải cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ), chứng minh điều kiện giáo dục, vui chơi… để Tòa án xem xét và quyết định người nuôi dưỡng trẻ.

Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Sau khi Tòa án đã quyết định người nuôi con, người còn lại vẫn có thể làm đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

2: Mẫu Đơn xin giành quyền nuôi con

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

ĐƠN KHỞI KIỆN

(Về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn)

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liên

Tên tôi là: Nguyễn Văn A                                Sinh năm: 1980

Chứng minh nhân dân số: 123456789  do CA thành phố Hà Nội cấp ngày 1/1/2010

Địa chỉ thường trú: số nhà 123, đường x, phường y, quận z, thành phố Hà Nộ

Nơi cư trú hiện tại: số nhà 123, đường x, phường y, quận z, thành phố Hà Nội

Số điện thoại liên hệ: 098xxxxxx

Là bố của cháu Nguyễn Văn B                                         Sinh năm: 2010

Địa chỉ thường trú: xã x, huyện y, tỉnh z

Hiện cư trú tại: xã x, huyện y, tỉnh z

Số điện thoại liên hệ: 038yyyyyy

Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:

Năm 2005, tôi và chị Nguyễn Thị C có đăng ký kết hôn với nhau, đến năm 2010 thì sinh cháu Nguyễn Văn B. Do hôn nhân không hạnh phúc nên năm 2016 chúng tôi ly hôn với nhau tại Tòa án nhân dân huyện D. Tòa án đồng ý cho chúng tôi ly hôn tại Bản án/Quyết định số….

Tại Bản án/Quyết định này Tòa án cho vợ tôi được quyền nuôi con. Nhưng nay, tôi nhận thấy, chị C không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, thường xuyên đi làm xa nhà, giao con cho ong bà ngoại nuôi dưỡng.

Về phần tôi, tôi có công việc ổn định với mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng, có nhà cửa ổn định và thời gian chăm sóc cháu.

Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn giữa tôi và chị Nguyễn Thị C theo đúng quy định của pháp luật.

Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

…….ngày…,tháng…,năm…

  Người làm đơn

Ly hôn mẹ muốn giành quyền nuôi con phải làm thế nào?

gianh quyen nuoi con

Khi ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản chung thì việc giành quyền nuôi con là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người làm cha, làm mẹ. Vậy quyền nuôi con được quy định như thế nào khi ly hôn?

Tranh chấp quyền nuôi con sẽ được giải quyết ra sao? Thủ tục để yêu cầu Tòa án xác định người trực tiếp nuôi con? Nếu có cùng những thắc mắc trên, hãy liên hệ với Luật Multi Law để được hỗ trợ giải đáp.

Giành quyền nuôi con là một trong những nội dung cần chú ý khi vợ chồng  ly hôn. Để đảm bảo quyền lợi của con cũng như tạo điều kiện tốt nhất để con có thể có được môi trường phát triển, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có những quy định khá cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó, luật cũng đưa ra những quy định đảm bảo quyền thoả thuận của các bên.

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, Toà án sẽ dựa vào thoả thuận của các bên để quyết định giao quyền nuôi con cho bố hay mẹ. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố khác để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng, cụ thể:

– Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

– Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

 

Quyền nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn

quyen nuoi con

Ly hôn là kết quả không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn, vì con cái là người bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với quyết định ly hôn của cha mẹ.

Vậy quyền nuôi con được quy định như thế nào khi ly hôn? Tranh chấp quyền nuôi con được giải quyết như thế nào? Cách chứng minh điều kiện để được Toà án giải quyết giao quyền nuôi con ra sao?

1: Pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với:

  • Con chưa thành niên
  • Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Vợ và chồng được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

2: Những vấn đề cần chứng minh để để Tòa án quyết định giao con cho cha/mẹ trực tiếp nuôi dưỡng

Cha mẹ cần chứng minh được bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con, có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con.

Điều kiện về kinh tế được chứng minh thông qua các yếu tố như thu nhập thực tế, tài sản, nơi ở ổn định, v.v.

Theo đó, cha mẹ nên cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, hoặc giấy tờ khác chứng minh nguồi thu nhập, giấy tờ nhà, hợp đồng thuê nhà, …v.v

Đối với điều kiện tinh thần, cha mẹ cần chứng minh về:

  • Tình cảm giữa con và cha hoặc mẹ từ trước đến nay
  • Bản thân có nhân cách đạo đức tốt, có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con
  • Có điều kiện cho con vui chơi, giải trí
  • Việc bản thân người đó trực tiếp chăm sóc, giáo dục con sẽ phù hợp hơn với giới tính và đặc điểm của con
  • Những yếu tố khác nhằm chứng minh bản thân phù hợp để người con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn bên không được nuôi con.

Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện để nuôi dạy con cái như:

  • Thu nhập không ổn định
  • Thường xuyên không quan tâm, chăm sóc, giáo dục con
  • Có hành vi bạo lực với con
  • Có lối sống đồi trụy, tư cách đạo đức không tốt…

3: Tuổi của con có ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án giao cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con hay không?

Tuổi của con cũng là một căn cứ để Tòa án xem xét quyết định người được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Cụ thể:

  • Con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.

4: Quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Đồng thời, có quyền cũng như nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Tuy nhiên, phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Và không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, nếu có hành vi này thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

5: Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con trong trường hợp cha hoặc mẹ không không trực tiếp nuôi con

Luật hôn nhân và gia đình không quy định về mức cấp dưỡng tối thiểu và tối đa cho người con.

Mức cấp dưỡng sẽ do cha mẹ thỏa thuận căn cứ theo:

  • Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng (là người không trực tiếp nuôi con) và
  • Nhu cầu thiết yếu của người con.
  • Nếu cha mẹ không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Phương thức cấp dưỡng cũng sẽ do cha mẹ thoả thuận, có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, cha mẹ có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

6: Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thực hiện đến khi nào và có thể thay thế bằng nghĩa vụ khác hoặc được chuyển giao cho người khác thực hiện không?

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
  • Thứ hai, người con được người khác nhận làm con nuôi
  • Thứ ba, người đang cấp dưỡng được trực tiếp nuôi con hoặc
  • Thứ tư, người cấp dưỡng hoặc người con chết

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con, trừ trường hợp các bên thỏa thuận không cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Lưu ý: Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

7: Trường hợp nào cha, mẹ bị hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con?

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý
  • Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
  • Phá tài sản của con
  • Có lối sống đồi trụy
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Theo đó thì Tòa án có thể ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con sau đó sẽ được giao cho người còn lại hoặc người giám hộ.

8: Thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có đủ 2 điều kiện sau:

– Thứ nhất, có yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ.

– Thứ hai, có một trong các căn cứ về việc:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc
  • Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

9: Tranh chấp quyền nuôi con trong trường hợp có con chung nhưng không đăng ký kết hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, nếu có con chung thì pháp luật vẫn thừa nhận.

Do đó, nếu có tranh chấp về nuôi con thì vẫn được giải quyết như đã đề cập ở trên.

Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp những người đang có tranh chấp về con chung trong quá trình ly hôn, có sự hiểu biết và chuẩn bị tốt để đảm bảo quyền lợi cho con mình.

Điều kiện để có quyền nuôi con sau khi ly hôn

Khi vợ, chồng ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng không đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ với con được sinh ra trong thời kỳ đó. Cha, mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Đối với con chưa thành niên hay trong một số trường hợp đặc biệt khác thì người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của vợ chồng hoặc phán quyết của Toà án. Nhưng sau đó vì một số lý do khác nhau mà bên còn lại muốn có quyền trực tiếp thì phải thực hiện thủ tục giành quyền. Để tiến hành thủ tục này thì bên thực hiện phải bảo đảm được các điều kiện giành quyền nuôi con để làm cơ sở chứng minh cho yêu cầu của mình

dieu kien gianh quyen nuoi con

1: Cơ sở quyết định giao con khi ly hôn

Khi tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn, Toà án cũng sẽ xem xét đến việc giao con cho một bên vợ hoặc chồng nếu trong trường hợp có con chung. Người được giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con là người đáp ứng được tốt hơn các tiêu chí cũng như căn cứ mà pháp luật quy định. Những căn cứ đó bao gồm:

– Quyền lợi về mọi mặt của con: Cơ sở cần xem xét trước hết để quyết định việc giao con cho một bên cha hoặc một bên mẹ chính là quyền lợi về mọi mặt của con. Những tiêu chí được xem là phù hợp cho lợi ích của con cần quan tâm đến chính là: điều kiện thực tế của vợ, chồng, tư cách đạo đức, điều kiện kinh tế, thời gian, môi trường sống, hoàn cảnh công tác, cách thức giáo dục,… Dựa vào những cơ sở này mà Toàn án sẽ đưa ra phán quyết để con được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong môi trường và điều kiện tốt nhất cho việc phát triển và hình thành nhân cách.

– Nguyện vọng của con: Cơ sở này chỉ có khi con chung của vợ chồng từ đủ 7 tuổi trở lên. Đây là yêu cầu bắt buộc mà Toà án phải thực hiện để tham khảo ý kiến về mong muốn thực sự của trẻ.

– Con dưới 36 tháng tuổi: Vì những yếu tố sinh học đặc thù mà con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng khi ly hôn. Tuy nhiên nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng thì trường hợp này vẫn bị xem xét lại.

2: Căn cứ giành lại quyền nuôi con:

Sau khi có phán quyết của Toà án về người có quyền nuôi con thì bên còn lại có thể yêu cầu xem xét lại nếu có đủ các điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn. Vấn đề này thường sẽ xảy ra khi vợ, chồng không thoả thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Nếu bên không có quyền có mong muốn được nuôi dưỡng và chăm sóc con thì cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản để Tòa án có căn cứ giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Để giành được quyền nuôi con cần đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó là hợp lý, bạn cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt nhất bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.

– Yếu tố vật chất: Mức thu nhập hàng tháng, điều kiện kinh tế, tài sản hiện có, chỗ ở ổn định, các khoản phụ trợ khác….

– Yếu tố tinh thần: Thời gian làm việc, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn, sức khỏe…

Khi có đủ các điều kiện giành quyền nuôi con, bạn còn cần phải chứng minh thêm những điểm bất lợi mà bên đang trực tiếp nuôi dưỡng gặp phải có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển bình thường của con.

Ví dụ: công việc không ổn định, thu nhập quá thấp, thời gian làm việc thất thường, môi trường sống không đảm bảo,…. Đây sẽ là những căn cứ có khả năng làm thay đổi người được trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Điều kiện để được quyền nuôi con khi ly hôn

Giành lại quyền nuôi con khi người kia không chăm con tốt?

Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề quan tâm lớn nhất của các cặp vợ chồng khi đã quyết định chia tay, tuy đã có Luật pháp quy định cụ thể nhưng còn tùy thuộc vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế, ý muốn của trẻ,…với nhiều yếu tố chi phối. Multi Law xin được gửi tới các bạn tài liệu tham khảo sau đây để nghiên cứu cụ thể về quyền nuôi con khi ly hôn hơn.

1: Trường hợp người chồng nhất quyết đơn phương xin ly hôn mặc dù người vợ không đồng ý

Khoản 2, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ) quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

Vì vậy, nếu vợ không đồng ý ly hôn (tức là không thuận tình ly hôn) thì chồng chị sẽ không có quyền đơn phương xin ly hôn cho đến khi đứa con thứ hai của vợ được tròn 12 tháng tuổi. Do vậy cũng không phát sinh các vấn đề mà chị thắc mắc như quyền được trực tiếp nuôi hai con và nghĩa vụ của chồng sau khi ly hôn.

2: Trường hợp người vợ đồng thuận ly hôn

Nếu vợ cân nhắc và quyết định đồng ý ly hôn với chồng, đồng ý ký vào đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết cho vợ chồng ly hôn nếu có đủ căn theo quy định tại Điều 89 Luật HNGĐ: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Khi đó sẽ phát sinh các vấn đề sau:

2.1. Về quyền trực tiếp nuôi con

Điều 92 Luật HNGĐ quy định: Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Nếu đứa con đầu tiên của chị tính đến thời điểm xét xử chưa đầy 3 tuổi thì chị sẽ được nuôi cháu và đứa con thứ hai sau khi sinh chị cũng sẽ được nuôi. Tất nhiên, chị cũng cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục,…

2.2. Về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Điều 92 và 94 Luật HNGĐ quy định:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

2.3. Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

Điều 56 Luật HNGĐ quy định: Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Như vậy, nếu chị giành được quyền trực tiếp nuôi cả hai con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chị để chị có thêm điều kiện nuôi con. Vì đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Điều kiện để giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường tranh cãi nhiều nhất trong các vụ án ly hôn là việc giành quyền nuôi con. Mặc dù pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có những quy định cụ thể về khía cạnh này tuy nhiên còn có khá nhiều yếu tố quyết định đến khả năng được nuôi con của mỗi người. Vậy đó là những yếu tố nào? Và đâu là điều kiện cần thiết để giành được quyền nuôi con sau ly hôn?

Về nguyên tắc, quyền nuôi con sau ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, người được quyền nuôi con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi nhân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

Trong trường hợp, hai vợ chồng không thể thỏa thuận được ai sẽ nuôi dưỡng con cái thì lúc này Tòa án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Một số quyền lợi được xét đến như: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…

Như vậy, xét một cách cơ bản thì người nào có điều kiện tốt hơn về thu nhập, tài sản, công việc sẽ giành được quyền nuôi con. Thông thường điều đó phần lớn nghiêng về khả năng người chồng.

Nhưng thực sự người mẹ lại giành được lợi thế về mặt tình cảm, đạo đức và phương pháp nuôi dạy con cái.

Trong trường hợp, con cái trên 9 tuổi thì tòa sẽ hỏi ý kiến và nguyện vọng của con.

Trong trường hợp, con cái dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ ngoại trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con.

Tuy nhiên, sau khi giành được quyền nuôi con, nếu phát hiện trong quá trình nuôi con, người đó không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Có thể thấy rằng, người giành được quyền nuôi con là người có thể đảm bảo đủ mọi điều kiện cho sự phát triển và tương lai của con trẻ bởi Pháp luật nhà nước Việt Nam luôn chú trọng vào quyền lợi và tương lai của người con.

Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

gianh quyen nuoi con

Điều kiện để được giành quyền nuôi con khi ly hôn và các vấn đề khác liên quan đến luật hôn nhân gia đình, nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

1: Về thủ tục ly hôn

Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn:

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
  2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  3. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Trong trường hợp của bạn, con bạn đã được 5 tuổi nên cả bạn và chồng bạn đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

– Khuyến khích hoà giải ở cơ sở:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

-Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại  Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.

– Hoà giải tại Toà án:

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn cứ cho ly hôn:

  1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

– Thuận tình ly hôn:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án giải quyết việc ly hôn.

– Ly hôn theo yêu cầu của một bên:

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

2: Về quyền nuôi con sau ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Từ những quy định trên, có thể rút ra một số điều:

– Con bạn đã 5 tuổi, vì vậy sẽ không còn được mặc định giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

– Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:

  •  Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
  •  Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
  • Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

– Bên cạnh đó, Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nếu bạn không được trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền được cấp dưỡng và thăm nom cháu bé. Không ai có thể cản trở quyền này của bạn.

Chia quyền nuôi con khi ly hôn

quyen nuoi con

Trong các vụ án ly hôn, việc xác định quyền nuôi con khi ly hôn không hề đơn giản bởi lẽ ngoài các quy định của pháp luật thì còn các vấn đề trực tiếp về tình cảm. Để tìm hiểu rõ cách xác định chia quyền nuôi con từ đó biết được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, bạn hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1: Quyền nuôi con sau ly hôn phụ thuộc vào độ tuổi của con

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Từ quy định trên, có thể thấy, quyền nuôi con sau ly hôn phụ thuộc vào độ tuổi của con, cụ thể như sau:

  • Con dưới 36 tháng tuổi: giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng theo khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Quy định như vậy vì xét trên thực tế trẻ con trong độ tuổi này cần sự nuôi nấng và chăm sóc trực tiếp từ người mẹ mới đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Người mẹ chỉ không được quyền nuôi con khi cha, mẹ đã có thỏa thuận khác để đảm bảo về lợi ích của con hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
  • Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi: quyền trực tiếp nuôi con sẽ do cha, mẹ thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con
  • Con từ đủ 07 tuổi trở lên: theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật trên thì con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai để quyết định người trực tiếp nuôi con.

2: Các căn cứ để Tòa án phán quyết quyền nuôi con

Hiểu về các căn cứ để Tòa án phán quyết quyền nuôi con sẽ giúp bạn có được những lợi thế khi cạnh tranh quyền nuôi con với đối phương. Căn cứ để tòa án giao con cho vợ hoặc chồng nuôi nấng sẽ dựa vào các điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần, nguyện vọng của con,…cụ thể như sau:

Điều kiện vật chất: Tức là điều kiện về kinh tế đảm bảo để nuôi nấng và chăm sóc con. Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có điều kiện vật chất đảm bảo. Điều kiện vật chất đảm bảo tức là cha hoặc mẹ phải đáp ứng được những nhu cầu cho con ở mức sống tối thiểu cho nhu cầu ăn, ở và học tập của con. Pháp luật không yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải cho con cuộc sống cao cấp hay sung túc song cha, mẹ phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của trẻ.

Ví dụ, để nuôi đứa trẻ 07 tuổi thì phải đảm bảo cho con được ăn uống đầy đủ, được vui chơi, học tiểu học. Điều kiện vật chất của cha hoặc mẹ sẽ được chứng minh qua thu nhập hàng tháng hoặc tình trạng tài chính ổn định. Người không chứng minh được tình trạng tài chính ổn định sẽ gặp bất lợi trong việc cạnh tranh quyền nuôi con. Tuy nhiên, không phải người có kinh tế tốt hơn sẽ được quyền nuôi con mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác.

Yếu tố tinh thần: Bao gồm việc nuôi dưỡng con trong môi trường sống tốt để trẻ có khả năng phát triển toàn diện về sức khỏe và tinh thần và đảm bảo được quỹ thời gian để chăm sóc và giáo dục con.

Sức khỏe của cha mẹ: Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có sức khỏe tốt hoặc điều kiện sức khỏe đảm bảo để chăm sóc cho con.

Đạo đức, nhân phẩm của người trực tiếp nuôi dưỡng: Tòa án sẽ xem xét đến yếu tố này khi quyết định chia quyền nuôi con. Người có tiền án, tiền sự sẽ gặp bất lợi khi xét theo yếu tố này.

3: Quyền và nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  2. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Từ quy định trên, có thể thấy quyền của bên không trực tiếp nuôi con là:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Điều này có thể hiểu là cha, mẹ ly hôn và quyền nuôi con thuộc về người mẹ thì người cha vẫn có quyền thăm nom con với tần suất nhất định mà không được làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con là:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng cho con cho cha, mẹ tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tiền cấp dưỡng nuôi con đảm bảo những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc theo quý, theo năm. Mức cấp dưỡng được quy định tại điều 116 luật Hôn nhân và gia đình 2014. Phương thức cấp dưỡng quy định tại điều 117 luật trên.

4: Cách giành quyền nuôi con

Làm cha, làm mẹ chính là thiên chức cao quý và thiêng liêng nhất mà Thượng đế trao cho mỗi người chúng ta. Con cái là tài sản vô giá không tiền nào mua được. Để có thể giành được quyền nuôi con, bạn cần hiểu rõ cách Tòa án xem xét và phán quyết chia quyền nuôi con dựa vào những yếu tố nào. Từ đó bạn sẽ có cho mình những sự chuẩn bị để giành lợi thế. Có luật sư bên mình sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hành trang và không đơn độc trong cuộc chiến giành quyền nuôi con.

Khi không có luật sư đồng hành bên mình, bạn có thể gặp nhiều bất lợi như: không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ, không đưa ra được các bằng chứng chứng minh thu nhập hoặc các chứng cứ chứng minh vợ, chồng bạn không đủ khả năng nuôi con,… Bạn sẽ gặp khó khăn hơn nữa nếu đối phương nhờ sự giúp đỡ của luật sư để giành quyền nuôi con trong khi bạn không có. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên tìm tới các dịch vụ tư vấn pháp lý trong trường hợp này để giành lợi thế về mình nhiều nhất có thể.

Hi vọng những chia sẻ trên giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu biết có ích về vấ đề ly hôn quyền nuôi con và cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

Luật quyền nuôi con khi ly hôn

quyen nuoi con

Vấn đề nuôi con bao giờ cũng là tâm điểm trong các vụ việc ly hôn. Chính vì vậy, dịch vụ tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn được khách hàng đặc biệt quan tâm, nhất là trong trường hợp các bên có tranh chấp quyền nuôi con.

1: Thỏa thuận về quyền nuôi con khi ly hôn

Kể từ khi ly hôn, vợ và chồng vẫn có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có cả tài sản để tự nuôi bản thân mình.

Bên nào không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thời gian cấp dưỡng cho đến khi con trưởng thành, dù điều kiện kinh tế như thế nào, trừ trường hợp khi bên kia không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con.

2: Điều kiện nuôi con sau ly hôn

Nếu các bên không thỏa thuận được về việc nuôi con, Tòa án sẽ xem xét toàn diện các điều kiện nuôi con, căn cứ vào quyền lợi của đứa trẻ với mục đích để trẻ phát triển tốt nhất trong tương lai.

Các điều kiện cơ bản để bảo đảm quyền lợi của con là: Điều kiện nuôi dưỡng (yếu tố vật chất bao gồm nơi ăn chốn ở), điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện phát triển tinh thần như vui chơi giải trí, phát triển đạo đức, môi trường sống, cũng như đạo đức, nhân cách của cha mẹ và v.v…

3: Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với trẻ từ 3 đến dưới 7 tuổi

Trường hợp hai bên đều đòi quyền nuôi con, Toà án sẽ xem xét, quyết định giao nuôi con cho bên nào có khả năng đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho con.

Không hiếm trường hợp một bên có thu nhập thường xuyên cao và ổn định, lại đáp ứng đầy đủ về điều kiện nhà ở, ăn uống, sinh hoạt cũng như điều kiện học hành của con…. nhưng vẫn không được tòa án giao nuôi con. Lý do là bên đó hay đi công tác hoặc vì lý do khác. Bên đó đã không đáp ứng được điều kiện chăm sóc, giáo dục con, ít có khả năng phát triền đời sống tình cảm cho con do thường xuyên xa nhà…

4: Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn

Mặc dù được Tòa án đã có quyết định giao nuôi con nhưng việc nuôi con có thể thay đổi trong các trường hợp sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để làm việc đó

Khi thay đổi người trực tiếp nuôi con cần căn cứ cả nguyện vọng của con nếu đã đủ từ bảy tuổi

Trường hợp cả cha và mẹ đều không đáp ứng được điều kiện trực tiếp nuôi con: Tòa án xem xét, quyết định cho người giám hộ giao nuôi con theo quy định pháp luật.

5: Quyền thăm nom con sau ly hôn

Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con. Việc thăm con theo định kỳ hoặc thường xuyên do các bên thoả thuận. Luật quy định không ai được cản trở quyền thăm con.

Trường hợp lạm dụng thăm nom để cản trở hoặc làm ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con thì người trực tiếp nuôi con quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con đối với người kia.

Giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới

ly hon don phuong gianh quyen nuoi con

1: Các trường hợp bố, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con

Cha, Mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp:

  • Con chưa thành niên
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi nhân sự, không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự nuôi chính mình

2: Quy định về quyền nuôi con theo độ tuổi của con

Quyền nuôi con phụ thuộc vào độ tuổi của con như thế nào?

  • Mẹ sẽ được ưu tiên có quyền nuôi con khi tuổi con dưới 36 tháng. Chỉ khi mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con thì quyền nuôi con mới thuộc về bố trong trường hợp này.
  • Con dưới 7 tuổi thì quyền nuôi con sẽ do tòa án quyết định dựa trên lợi ích về mọi mặt của con
  • Con đủ 7 tuổi trở lên, thì sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con để phân xử. Nếu người con quyết định chọn một trong hai người thì phải có văn bản xác nhận cụ thể.

3: Các yếu tố Tòa Án ăn cứ để quyết định quyền nuôi con  từ 36 tháng đến tròn 7 tuổi của vợ chồng sau khi ly hôn

Để giành được quyền nuôi con, cha/mẹ phải chứng minh được mình có khả năng mang lại cho con cuộc sống tốt hơn so với đối phương về mọi mặt gồm kinh tế, tinh thần, giáo dục. Bạn có thể tham khảo các yếu tố chính sẽ được Tòa Án xem xét sau đây:

  • Thu nhập hàng tháng của bạn: bạn cần chứng minh được thu nhập hàng tháng của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển lớn khôn.
  • Chỗ ở ổn định. Bạn sẽ có lợi thế hơn khi cho con một nơi ở ổn định khi đối phương không thể.
  • Môi trường sống. Bạn sẽ có lợi thế hơn nếu chứng minh được môi trường sống của con khi ở cùng bạn sẽ tốt hơn vợ/chồng bạn. Bạn cần chỉ ra con được sống ở đâu sau ly hôn, con ở với ai, môi trường ở đó tốt như thế nào, bạn có thể dành cho con những tiện nghi như thế nào, việc học hành và di chuyển của con sẽ được đảm bảo ra sao.
  • Thời gian làm việc của bạn. Bạn sẽ có lợi thế nếu bạn có thể dành cho con nhiều thời gian và sự chăm sóc hơn đối phương.
  • Hành vi của bạn: Nếu bạn chỉ ra rằng hoạt động hàng ngày, lối sống của bạn lành mạnh có ảnh hưởng tới sự phát triển của con tốt hơn đối phương thì bạn sẽ có được lợi thế giành quyền nuôi con.

Ly hôn là điều không ai muốn xảy ra trong đời, và vì thế, nếu điều đó là thực sự cần thiết để gia đình có cuộc sống tốt hơn, bạn hãy chọn làm những điều tốt nhất cho con của mình. Bởi các con vốn dĩ đã không có sự chọn lựa khi đến bên vợ chồng bạn, nhưng các con có quyền được dành cho những điều tốt đẹp nhất từ gia đình

Giành quyền nuôi con khi ly hôn

quyen nuoi con

Tại Tòa án hiện nay số lượng các vụ án ly hôn ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Trong số đó loại án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con trong và sau khi ly hôn cũng tương đối nhiều và việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do các đương sự chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.

1: Về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con

Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình (LHNGĐ) năm 2014 thì “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, tức là quyền và nghĩa vụ đối với con luôn đặt ra với người làm cha, làm mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hay chưa, cụ thể:

  • Khoản 1 Điều 14 LHNGĐ 2014 quy định: “1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
  • Khoản 1 Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định: “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây: Con chưa thành niên; Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2: Về việc giao con cho người nuôi

Khoản 2 và 3 Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định:

“2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

  1. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Do đó, cha, mẹ của người con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng.

Khi cha, mẹ của người con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn ngoài những điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; người được nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định… về tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…) để người con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn bên không được nuôi con.

Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định…

Ngoài những quy định nêu trên, khi Tòa án quyết định giao con cho người nào nuôi còn lưu ý một số điểm sau đây:

– “Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi”, tức trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với cha hay với mẹ. Khi lấy ý kiến của trẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 208 BLTTDS 2015 là phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ.

Đặc biệt, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ. Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07 tháng 4 năm 2017 của TANDTC tại điểm 26 Mục IV cũng hướng dẫn về quy định nêu trên như sau: “Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng”. Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.

– Trường hợp con dưới 03 tuổi, mặc định quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. Luật quy định như vậy xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền được hưởng đầy đủ các quyền của đứa trẻ, nên khi xem xét việc giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng Tòa án phải đánh giá thực tế điều kiện nuôi dưỡng con của cha, mẹ; tuy mặc địch việc giao con dưới 03 tuổi cho người mẹ trực tiếp nuôi nhưng trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

Khi thực hiện quyết định ly hôn hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng thì người không trực tiếp nuôi con phải tuân thủ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; theo đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, không thể lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom. Cụ thể, Điều 85 LHNGĐ 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý;

– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Khi có căn cứ cho rằng bên không trực tiếp nuôi con có các dấu hiệu được quy định tại Điều 85 LHNGĐ 2014 thì bên trực tiếp nuôi con vì quyền lợi của con có quyền làm đơn đến Tòa án yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của bên không trực tiếp nuôi con, Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con bao gồm:

– Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con

– Bản sao quyết định ly hôn có công chứng

– Bản sao chứng minh thư nhân dân

– Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con

– Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện

Người yêu gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.

3: Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Không chỉ được quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 110 LHNGĐ 2014 : “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Theo đó, khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Trước hết, mức cấp dưỡng sẽ do hai bên (cha và mẹ) thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người con. Đặc biệt, khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng cũng do các bên thỏa thuận. Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới quyết định áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Các phương thức cấp dưỡng cũng khá linh hoạt; có thể cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận.

Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 1 triệu, 2 triệu hay 5 triệu/tháng mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

4: Về thay đổi quyền nuôi con và xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con

Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:

– Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.

– Nếu con trên 7 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.

– Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.

– Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ

5: Về xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con

– Theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì:

  • Người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
  • Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

Bên cạnh đó, Điều 380 BLHS 2015 quy định: Khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam.

Ngoài ra, Điều 186 BLHS 2015 còn quy định nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.