Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con

ly hon don phuong gianh quyen nuoi con

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hôn nhân gia đình hạnh phúc, bền vững. Nhưng khi tình cảm vợ chồng bị sứt mẻ, vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống nữa thì ly hôn là cách thức cuối cùng để cả hai có thể giải thoát cho nhau, bắt đầu một cuộc sống mới. Hệ quả pháp lý của việc ly hôn không chỉ là chấm dứt quan hệ vợ chồng mà còn đặt ra việc ai là người nuôi con sau ly hôn. Là bậc cha mẹ thì ai cũng muốn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, vì thế việc tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề thường xuyên xảy ra. Cho nên việc tìm hiểu và bổ sung thông tin về giành quyền nuôi con sau ly hôn là điều cần thiết đối với các cặp vợ chồng đang có tranh chấp

Quy định về giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất

Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó. Con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.

Tuy nhiên để muốn giành quyền thì vợ hoặc chồng cần phải có đầy đủ, cơ bản sau để Tòa án có căn cứ giao hai con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Để giành được quyền nuôi con cần đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó là hợp lý, bạn cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt nhất bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.

Các yếu tố vật chất có thể là: Mức thu nhập hàng tháng, điều kiện kinh tế, tài sản riêng hiện có, có chỗ ở ổn định, các khoản phụ trợ khác…. mà có thể đảm bảo để nuôi con

Các yếu tố tình cảm bao gồm: Thời gian làm việc, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm giành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn, sức khỏe… của có thể giành tốt nhất cho con. Môi trường sống của bé sau khi bố mẹ ly hôn có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con không?

Ngoài ra, người muốn giành quyền nuôi con còn có thể chỉ ra những bất lợi của vợ hoặc chồng khiến người còn lại bất lợi trong đáp ứng các điều kiện giành nuôi con như: công việc bấp bênh thường xuyên phải đi làm thêm vào buổi tối và không có chỗ ở ổn định….

Căn cứ vào các yếu tố, dựa trên việc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét bên có ưu thế hơn được quyền nuôi con.

Hồ sơ làm thủ tục ly hôn đơn phương

ly hon don phuong

Ai cũng muốn một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, khi không thể chung sống với nhau thì giải pháp ly hôn là điều cần phải làm. Vậy ly hôn là gì? thủ tục ly hôn năm 2020 cần những gì? Thủ tục ly hôn đơn phương ra sao? Mất bao lâu? Làm thế nào nhanh nhất? và nhiều câu hỏi khác sẽ được luật Multi Law hướng dẫn và chia sẻ với quý đọc giả qua bài viết dưới đây:

1: Thủ tục ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương diễn ra trong những trường hợp sau:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà toà án hoà giải không thành thì toà án giải quyết ly hôn nếu vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm quyền của vợ, chồng làm cho tình trang hôn nhân lâm vào trầm trọng không thể tiếp tục.

– Vợ hoặc chồng bị toà án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì toà án sẽ giải quyết việc ly hôn

– Cha, mẹ, người thân thích yêu cầu thì toà án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình ảnh hưởng trầm trọng tới sức khoẻ, tinh thần và thậm chí là tính mạng.

2: Quy trình ly hôn đơn phương:

– Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

– Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;

– Bước 3: Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;

– Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;

– Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

3: Hồ sơ ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?

Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì? Bao gồm những giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương
  • Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính)
  • Hộ khẩu (Bản sao)
  • Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng
  • Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có con)
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con

4: Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn.

– Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).

– Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);

5: Nộp đơn xin ly hôn đơn phương ở đâu?

Vợ hoặc chồng phải đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú hoặc làm việc của bị đơn (bị đơn ở đây là người còn lại bị yêu cầu ly hôn).