04 điều chưa chắc bạn đã biết khi ly hôn

ly hon thuan tinh

Bài viết này không phải để hướng dẫn thủ tục ly hôn hay giải đáp những thắc mắc về ly hôn, mà sẽ nêu 04 điều có lẽ sẽ khác với suy nghĩ ban đầu của mọi người khi có ý định ly hôn.

1: Muốn ly hôn nhanh, hãy chọn đơn phương ly hôn

Bạn đang thắc mắc tại sao muốn ly hôn nhanh lại chọn đơn phương ly hôn mà không phải thuận tình ly hôn?

Nhưng nếu bạn rơi vào trường hợp: cả hai vợ chồng đều đồng thuận việc chấm dứt hôn nhân và không có bất kỳ tranh chấp gì về tài sản hoặc con cái thì lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn thủ tục đơn phương ly hôn nếu muốn giải quyết nhanh chóng.

2: Khi ly hôn, chưa chắc con sẽ “theo” mẹ

Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người mẹ có thể sẽ không được chăm sóc, nuôi dưỡng con chung nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

– Con đủ 07 tuổi có nguyện vọng được ở với bố (đây được xem là một trong những căn cứ khi Tòa án xét xử);

– Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Vợ chồng có thỏa thuận khác về việc chọn người trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3: Vợ có thể phải chu cấp cho chồng

Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu chồng khó khăn, túng thiếu về kinh tế mà có lý do chính đáng thì có thể yêu cầu người vợ cấp dưỡng trong khả năng của người vợ. Do đó, đừng mặc định khi ly hôn thì chồng phải cấp dưỡng cho vợ nhé!

4: Sau khi ly hôn, muốn “tái hợp” phải đăng ký kết hôn lại.

Một vài trường hợp cho rằng: vợ chồng đã ly hôn mà muốn “tái hợp” thì không cần đăng ký kết hôn lại do hai bên đã từng là vợ chồng nên chỉ cần quay trở lại sống chung với nhau.

Tuy nhiên, việc “tái hợp” sẽ không được pháp luật công nhận nếu hai bên không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn lại; vì khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định: “Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Mức án phí ly hôn đơn phương năm 2018

an phi ly hon don phuong

Cập nhật mức án phí ly hôn đơn phương năm 2018. Không phải vụ án giải quyết ly hôn nào mức án phí phải nộp đều là 200.000 đồng. Theo quy định về pháp lệnh số 10/2009/UBTV-QH12 án phí, lệ phí phải nộp cho tòa án được xác định dựa theo nội dung các đương sự tòa án giải quyết.

an phi ly hon don phuong

Án phí ly hôn đơn phương là 200.000 đồng cộng thêm khoản án phí cho tranh chấp kèm theo như án phí giải quyết tranh chấp tài sản, án phí giải quyết yêu cầu cấp dưỡng.

Người yêu cầu tòa án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương phải đóng 200.000 đồng án phí dân sự. Ngoài ra trong một số trường người yêu cầu toán án giải quyết phải đóng các loại án phí sau

  1. Án phí cho việc giải quyết tranh chấp về tài sản
Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a) từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

 

  1. Trường hợp trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương người thực hiện thủ tục có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ, chụp tài liệu phải đóng lệ phí tòa án là 1.000 đồng/ 01 trang.
  2. Trường hợp việc giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương có phát sinh việc định giá tài sản chung để thực hiện việc chia tài sản thì người yêu cầu phải đóng phí định giá tài sản. Tòa án căn cứ vào vị trí của khối tài sản, mức độ khó của công việc sẽ thông báo mức phí định giá cho người yêu cầu.
  3. Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì người yêu cầu tòa án giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng phải nộp án phí cho nội dung này.

Như vậy tùy thuộc vào độ phức tạp và số nội dung đề nghị tòa án giải quyết khi ly hôn đơn phương mà mức án phí có sự khác nhau. Đối với những vụ việc đơn giản chỉ yêu cầu tòa phân xử việc ly hôn và quyền nuôi con thì các bạn chỉ phải đóng 200.000 đồng án phí dân sự là xong. Các bạn muốn hiểu thêm về cách tính án phí vui lòng gọi 0989.082.888  để gặp luật sư để được tư vấn.

Ly hôn đơn phương nhưng không thuận tình

ly hon don phuong nhung khong thuan tinh

Theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Một trong những hành vi thường gặp trong các vụ việc giải quyết ly hôn đơn phương là: Bị đơn (người không đồng ý ly hôn có thể là vợ, hoặc chồng) tìm mọi cách để không ký đơn ly hôn, không đến tòa án thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Vậy, trường hợp này giải quyết thế nào?

Luật sư Vũ Ngọc Đức –  Luật sư Multi Law cho biết:

Nếu đối phương (vợ hoặc chồng) không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Về thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên) được nộp tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người còn lại đang cư trú.

ly hon don phuong nhung khong thuan tinh

Hồ sơ ly hôn đơn phương, bao gồm:

1: Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn. Trong đơn bạn cần trình bày các vấn đề sau:

– Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?

– Về con chung (nếu có): Cháu tên gi? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?

– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn bạn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?

– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?

2: Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);

3: Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;

4: Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

5: Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án

+ Trong trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của vợ/chồng bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này nguyên đơn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng chị cư trú, làm việc cuối cùng (nếu biết).

Lưu ý rằng, theo quy định của Điều 40 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

  1. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.”
  •  Theo quy định tại khoản 5 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó nguyên đơn cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về nơi cư trú cuối cùng của vợ/chồng cho tòa án nơi chị nộp đơn.
  •  Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, theo quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự. Trong trường hợp này, tòa án sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, như sau:

Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà chồng hoặc vợ cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu chồng hoặc vợ vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).