Một trong những nguyên nhân gây tan vỡ gia đình

1. Ngoại tình
Ngoại tình được xem là nguyên nhân gây đổ vỡ hôn nhân, tỷ lệ gia đình ly hôn vì nguyên do này cũng dạng cao nhất trong xã hội hiện nay. Khi bắt đầu cuộc sống chung, hai người đều nghĩ cuộc sống màu hồng, thề nguyền mãi yêu nhau, nhưng khi nửa kia không thể thực hiện điều đó khiến cho chị không còn tin tưởng vào họ nữa.
Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
Ngoại tình cũng có thể xảy ra khi mối quan hệ của hai người đã có những nét bất đồng. Vì thế, khi nhận thấy những dấu hiệu, biểu hiện của chồng ngoại tình hay vợ ngoại tình, bạn có thể tự mình tìm hiểu sự thật hoặc liên hệ dịch vụ thám tử để cứu vãn cuộc hôn nhân, hoặc giành những bằng chứng có lợi nếu phải tranh chấp trước tòa.
2. Sự khác biệt về quan điểm sống
Mặc dù sự khác biệt có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định, nhưng khi tạo dựng cuộc sống chung, cùng nuôi dạy con cái và có những mối ràng buộc, sự xung khắc có thể gây ra nhiều thất vọng hơn và có thể trở thành yếu tố chính dẫn đến sự xa cách của hai người.
3. Sự chênh lệch về địa vị, khả năng kinh tế 
Tiền bạc luôn được nhấn mạnh là không tạo nên tình yêu, nhưng là thứ giúp xây dựng và giữ lửa hôn nhân. Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu hụt hoặc những mong muốn về tiền bạc là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, khiến cho một tình yêu dù rất đẹp đẽ cũng không thể chống cự nổi. Sự chênh lệch giữa khả năng kiếm tiền của hai vợ chồng cũng là vấn đề quá lưu tâm. Nếu một trong hai người nắm giữ kinh tế sẽ sinh ra thói tự kiêu, tự cho mình là “ông chủ”, tạo nên nhiều ham muốn và dẫn đến ngoại tình, tranh chấp trong gia đình cứ thế mà tăng lên.
4. Rạn nứt nối liền rạn nứt
Bất đồng trong cuộc sống không được giải quyết, cả hai đều giữ những quan điểm riêng về một vấn đề có thể gây nên những rạn nứt. Nếu không làm rõ những rạn nứt trước mắt mà tự thỏa hiệp dễ sinh ra những suy nghĩ trái chiều trong lòng. Và khi nó hội tụ dễ dàng khiến cả hai xảy ra tranh cãi quyết liệt.
5. Chiến tranh lạnh kéo dài 
Chiến tranh lạnh có thể là một phương thức giữ lửa tình yêu, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu một trong hai bên không tự nhận “thua”, chủ động trong việc hòa giải. Việc duy trì chiến tranh lạnh quá dài sẽ khiến cho tình cảm đôi bên ngày càng xa cách, cho đến khi ly hôn vì cả hai không còn mặn mà với nhau.
6. Không thể thông cảm cho nhau
Phê bình, chỉ trích hay trách móc là điều thường thấy ở những cuộc hôn nhân. Việc giúp bạn đời nhận ra sai lầm, hoàn thiện bản thân là điều cần thiết nhưng nếu với cường độ quá nhiều, điểm chỉ trích không thực sự hợp lý thì sẽ khiến họ cảm thấy bị xúc phạm quá
29/2/2020 Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
mức. Một lần, hai lần không thông cảm cho nhau sẽ khiến những suy nghĩ khác len lỏi vào trong đầu, dễ khiến cuộc sống đi vào ngõ cụt.
7. Cả hai đều quá cố chấp, không chịu xuống nước
Khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hai vợ chồng đều một mực giữ quan điểm riêng thì sẽ chẳng thực sự giải quyết được vấn đề gì. Mọi thứ có thể tốt đẹp ở thời gian đầu nhưng sự khác biệt lâu dần sẽ xuất hiện, tạo nên lỗ hổng lớn trong cuộc hôn nhân.
8. Khác biệt về lý tưởng sống
Vợ chồng sống bên nhau nhưng nếu như một người luôn đặt ra những yêu cầu quá cao và không phù hợp sẽ khiến người còn lại chán nản và mệt mỏi. Lâu dần, họ muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó để tìm người khác hiểu con người mình hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân ly hôn phổ biến hiện nay. Vì thế, hãy đặt ra những tiêu chí và mong đợi dựa trên những đặc điểm riêng của chồng. Xét cho cùng, chúng ta từng yêu và lựa chọn lấy người đó bởi vì họ là chính họ, vậy tại sao lại phải uốn họ thành một người như bạn mong đợi?
9. Vì mẹ chồng, mẹ vợ, người xung quanh 
Xung khắc trong gia đình không chỉ đơn thuần giữa vợ và chồng, mà có thể đến từ mẹ chồng, mẹ vợ, người thân trong gia đình và cả những người xung quanh. Nếu không giữ vững quan điểm về lối sống hay các vấn đề chung thì chỉ cần những lời tác động đơn giản, vu vơ từ người ngoài sẽ khiến hai vợ chồng xảy ra tranh cãi, hoặc chiến tranh lạnh.
10. Không thể có con chung 
Con cái là một trong những điều mà khi kết hôn cả hai vợ chồng đều mong muốn. Việc hiếm muộn hay vô sinh xuất hiện ngày càng nhiều, kỳ vọng có con trong xã hội hiện đại ngày càng cao dẫn đến lý do ly hôn.
11. Sinh con không theo ý muốn 
Rất nhiều vợ chồng muốn sinh con trai nhưng lại có con gái và ngược lại. Việc không có con theo đúng giới tính như mong muốn tạo những dư chấn tâm lý nhất định trong lòng của mỗi người. Họ có thể đi đến quyết định ly hôn như một lối giải thoát để tiến đến với người mới, nhằm có được đứa con như ý.
12. Thường xuyên ở xa nhau 
Do công tác, gia đình hay rắc rối cá nhân khiến hai vợ chồng xa nhau, lâu dần dẫn đến tình cảm nhạt phai, hay ảnh hưởng đến kinh tế thường dẫn đến ly hôn.
13. Vợ, chồng yếu sinh lý

 

Bố mẹ đẻ có được đòi lại con khi đã cho làm con nuôi hay không ?

Kính gửi công ty luatsugiadinh24h.com, mong quý công ty tư vấn giúp tôi 1 việc như sau: Tôi có quen một nhà sư, năm 2012 nhà sư này có nhận nuôi một cháu bé sinh năm 2008, việc nhận con nuôi đã được Uỷ ban nhân dân xã làm thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

Vừa qua, bố mẹ đẻ của cháu bé có xuống chùa xin phép đưa cháu về nhà chơi vài ngày nhưng không đưa trở lại chùa. Khi nhà sư gọi điện hỏi thì mẹ cháu bé nói không đưa cháu xuống nữa. Hiện tại nhà sư chỉ muốn giải quyết dứt điểm việc này theo đúng quy định của pháp luật và cũng không nuôi cháu bé nữa nếu bố mẹ đẻ cháu muốn đưa cháu về nuôi. Xin hỏi thủ tục, trình tự những việc mà nhà sư cần làm để đảm bảo đúng pháp luật.
Trân trọng cảm ơn!
Bố mẹ đẻ có được đòi lại con khi đã cho làm con nuôi hay không ?
 
Trả lời:
Cơ sở pháp lý:
Luật nuôi con nuôi 2010.
Nội dung phân tích:
Căn cứ tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:
Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc chấm dứt nuôi con nuôi có thể xảy ra khi rơi vào các trường hợp quy định tại điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010.
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010 cụ thể như sau:
– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.
– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
Trong tình huống trên nếu nhà sư không muốn nuôi cháu bé nữa nếu bố mẹ đẻ của cháu bé đón cháu về nuôi thì cần yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi gồm 2 bước như sau:
Bước 1: Nhà sư gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền cụ thể là đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi
Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật.
Sau khi chấm dứt việc nuôi con nuôi, nếu người con nuôi đó được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền , nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con lại được khôi phục.
Trong trường hợp nhà sư vẫn muốn tiếp tục nuôi dưỡng con, có thể thực hiện báo cơ quan công an về hành vi của phía bên người cha (mẹ) này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.