Độ tuổi có thể đăng ký kết hôn theo luật HN&GĐ 2014

Độ tuổi có thể đăng ký kết hôn theo luật HN&GĐ 2014

Quy định về độ tuổi có thể đăng ký kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014?

I. Quy định của pháp luật về độ tuổi đăng ký kết hôn

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam từ đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi, tức là Luật 2014 tính theo tuổi tròn của nam nữ, theo đó bắt buộc nam phải đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi, tức là nam bước sang sinh nhật lần thứ 20 và nữ bước sang sinh nhật lần thứ 18 thì được kết hôn.

II. Phân tích về độ tuổi đăng ký kết hôn

1. Căn cứ lí luận

Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo khả năng họ có thể thực hiện sứ mạng của mình là xây dựng gia đình và phát triển xã hội. Tuổi kết hôn được hiểu là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi và các yêu cầu khác nhau ở mỗi nước, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn là 18 tuổi ở nhiều quốc gia, tuy nhiên nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn nếu có sự đồng ý của cha/mẹ hoặcluật pháp, hoặc trong trường hợp mang thai (nữ).

Độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ mà còn đảm bảo cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội. Con người chỉ khi đạt đến độ tuổi nhất định mới có suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hôn của mình. Hơn nữa, khả năng tham gia vào quá trình lao động tạo ra thu nhập khi mà con người đạt đến độ tuổi nhất định. Điều đó đảm bảo cho họ có cuộc sống độc lập về kinh tế, chín muồi về tâm lý, đầy đủ ý thức xã hội để thực hiện các chức năng của gia đình và duy trì tế bào của xã hội.

2. Căn cứ pháp lí

Tuổi kết hôn được quy định trong các Luật hôn nhân và gia đình là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và là điều kiện để xác định hôn nhân hợp pháp. Nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đạt đến độ tuổi theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì được xác định là vi phạm về độ tuổi kết hôn hay còn được gọi là tảo hôn.

Khác với quy định về độ tuổi kết hôn trong các luật hôn nhân và gia đình trước, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn tại điểm a khoản 1 Điều 8 là : “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Như vậy, chỉ bằng quy định cụ thể là: “đủ” đã nâng độ tuổi kết hôn của nam và nữ lên cao hơn so với các quy định về độ tuổi kết hôn trước đó. Vì theo các quy định trước đây thì chỉ cần bước sang tuổi 18 đối với nữ và bước sang tuổi 20 đối với nam là đã có thể đăng ký kết hôn, ví dụ quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình cũ năm 2000: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”.

Việc nâng độ tuổi kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhằm đồng bộ, thống nhất với các quy định với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015. Vì theo Bộ luật dân sự năm 2015 người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có người giám hộ và phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý…

Theo Khoản 3 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Do đó, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch dân sự, thậm chí ngày cả yêu cầu ly hôn khi chưa đủ 18 tuổi thì cũng phải có người đại diện.

3. Về cơ sở khoa học

Xét trên phương diện phát triển về sinh lý: Như chúng ta cũng đã biết một trong các chức năng quan trọng của gia đình là duy trì nòi giống, theo các nghiể cứu khoa học cho thấy thì nam từ 16 tuổi nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản, dân gian ta cũng có câu “ nữ thập tam, nam thập lục” để chỉ đến vấn đề độ tuổi của nam và nữ có khả năng sinh đẻ. Tuy nhiên đây chỉ là tuổi chứng minh được nam nữ đã có khả năng sinh đẻ, còn để đảm bảo cho sức khỏe của đứa trẻ khi sinh ra cũng như sức khỏe của cả người mẹ và người bố thì độ tuổi sinh đẻ của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, và nữ là từđủ 18 tuổi trở lên. Những cặp nam, nữ sinh con trước tuổi kết hôn thì những đứa trẻ sinh ra trong những trường hợp này mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, súc đề kháng yếu, ngay bản thân người mẹ sinh con trong giai đoạn dưới tuổi kết hôn thì sức khỏe cũng không được đảm bảo dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa… Như vậy việc sinh con dưới tuổi kết hôn theo luật định gặp nhiều rủi ro cho cả đứa trẻ sinh ra và người mẹ. Theo nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, phụ nữ sinh con trước 18 tuổi và sau 34 tuổi thường gặp nguy cơ cao trong quá trình mang thai, sinh nở như dễ sẫy thai, sinh non, bang huyết, dị tật thai nhi… Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi từ 24 đến 29 tuổi, độ tuổi này phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt nhất và cơ thể đã phát triển toàn diện.

Xét trên phương diện tâm lý: Khi nam nữ đã đạt độ tuổi trưởng thành, về cơ bản suy nghĩ đã chin chắn, hạn chế được sự bồng bột nhất thời, nghiêm túc trong hành động và có những quyết định đúng đắn trong kết hôn. Như đã nêu ở trên nam ở độ tuổi đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi được coi về cơ bản đã phát triển tương đối đầy đủ về trí tuệ và sức khỏe, khi đó hai bên nam nữ có thể lựa chọn và quyết định việc kết hôn. Hơn nữa ở độ tuổi này hai bên nam, nữ về cơ bản đã tự tạo lập cuộc sống cho bản thân, không bị phụ thuộc vào gia đình, tự tạo lập cho mình cuộc sống gia đình mới.

4. Về cơ sở thực tiễn

Mặt bằng chung của nước ta là một đất nước có nhiều vùng nông thôn và dân tộc thiểu số, ở các vùng miền này tỉ lệ nam nữ kết hôn lập gia đình sớm hơn so với các khu đô thị, thành phố. Theo số liệu thống kê, khảo sát cho thấy ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số tỉ lệ kết hôn dưới tuổi luật định đang còn chiếm tỉ lệ cao. Hiện nay độ tuổi kết hôn trung bình của nữ là từ 16 đến 18, nam từ 18 đến 21 tuổi, ở độ tuổi này nam nữ kết hôn chiếm 50%. Do đó vấn đề độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam nữ cần xem xét trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là về các phong tục tập quán ở các vùng miền. Về vấn đề này có nhiều quan điểm cho rằng nên hạ thấp tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ cho phù hợp với tập quán ở các vùng miền và tránh nạn tảo hôn ở các vùng dân tộc thiểu số.

Việc nâng độ tuổi kết hôn lên với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn đã không phù hợp với một số vùng địa phương, vùng dân tộc thiểu số, quy định nâng độ tuổi kết hôn lên như vậy sẽ gây ra vấn đề gia tăng nạn tảo hôn ở các vùng này. Ở các tỉnh phía Tây bắc, Tây Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…có tỷ lệ kết hôn sớm giao động từ 15 đến 19 tuổi, ở các vùng này có phong tục kết hôn sớm do đó mà việc Luật quy định nâng cao độ tuổi kết hôn lên như vậy không phù hợp dẫn đến nạn tảo hôn gia tăng. Không những ở các vùng dân tộc thiểu số mà ngay ở các tỉnh phát triển thì việc nâng độ tuổi kết hôn cũng làm hạn chế nhu cầu kết hôn lập gia đình của nam nữ mà phải chờ đủ tuổi mới được kết hôn theo như quy định của pháp luật.  Để tránh tình trạng nạn tảo hôn ngày càng da tăng đặc biệt là ở các vùng miền núi dân tộc thì chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho người dân

Sau khi ly hôn chồng phải có nghĩa vụ với vợ không?

Sau khi ly hôn chồng phải có nghĩa vụ với vợ không?

Sau khi ly hôn chồng phải có nghĩa vụ với vợ không?

I. Tài sản sau hôn nhân do ai làm ra được thì của người đó, không thành tài sản chung

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của bợ chồng như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định này, tất cả những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trừ những tài sản được xác định là tài sản riêng.

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ sau ly hôn của vợ chồng về tài sản riêng như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm :

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Do đó, sau khi kết hôn hai vợ chồng nên lập biên bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để xác định rõ ràng đâu là tài sản của vợ, đâu là tài sản của chồng.

Vì pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân nên trong quá trình chung sống, sẽ có những tài sản mới được hình thành mà cả vợ và chồng sẽ không dự liệu trước được. Nếu hai bên không kịp lập biên bản thỏa thuận rằng tài sản đó là tài sản riêng thì tài sản đó vẫn được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng.

II. Không giành quyền nuôi con

Điều 88, Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định :

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

“Điều 93. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.

3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.

4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

Theo quy định này, nêu người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là con chung của vợ chồng.

1. Nghĩa vụ sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

III. Trường hợp mình xin tinh trùng của người khác chứ không phải của mình

Đặt trường hợp mình xin tinh trùng của người khác chứ không phải của mình, vậy sau này sẽ có những rắc rối hay phiền phức gì nếu có tranh chấp quyền nuôi con xảy ra hay không? (nếu xét nghiệm ADN sẽ không phải con mình)

Ngoài ra, mình cũng đang suy xét một trường hợp khác, là:

– Để đỡ rắc rối sau này, nếu mình cứ kết hôn, làm tiệc cưới bình thường, nhưng không làm giấy đăng ký kết hôn thì có được hay không? Có ảnh hưởng gì đến tài sản – quyền nuôi con không? Con sinh ra thì có làm được giấy khai sinh không? Và nếu trường hợp không đăng ký kết hôn thì có cần làm hợp đồng gì để bảo vệ quyền lợi đôi bên không? Ngoài ra, nếu có những gì khác cần lưu ý, xin vui lòng chia sẽ với mình nhé.

Trong trường hợp xin tinh trùng người khác, theo quy định tại Khoản 3 Điều 93 quy định: Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra. Tuy nhiên, trường hợp này nếu không đăng ký kết hôn thì con sinh ra cũng không được xác định là con của 2 người.

Thứ nhất, theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

Thứ hai, nếu Qúy khách không tiến hành đăng ký kết hôn thì không phát sinh quan hệ hôn nhân, tài sản không cần thỏa thuận về tài sản riêng. Đáp ứng mong muốn của Qúy khách Tài sản do ai làm ra được thì của người đó.

Thứ ba, con sinh ra vẫn được làm giấy khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch 2014;

IV. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú mang họ cha

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh 

Theo Điều 24 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú để con mang họ cha được tiến hành như sau (khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP):

“…

2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

Thay đổi quê quán trong giấy khai sinh cho con

Thủ tục nhận cha, con khi người cha đã chết?

Thay đổi quê quán trong giấy khai sinh cho con?

I. Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch 2014

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

II. Nội dung

1. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con

 – Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký giấy khai sinh cho con.

– Thời gian khai sinh: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký giấy khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký giấy khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

– Hồ sơ khai sinh:

+ Tờ khai theo mẫu

+ Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

+ Nếu cha mẹ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn

+ Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật

– Khai sinh khi cha, hoặc mẹ hoặc cả hai là người nước ngoài

Ngoài các giấy tờ trên.

+ Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

+ Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

2. Nội dung giấy khai sinh cho con

– Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

– Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh.

– Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh

– Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.

– Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.

3. Đăng ký nhận cha, mẹ con

Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;

– Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

4. Thay đổi, cải chính hộ tịch

– Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ sau:

+ Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

+ Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

+ Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

+ Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

+ Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

+ Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

+ Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

– Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

– Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Hồ sơ:

+ Tờ khai theo mẫu quy định

+ Giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

5. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai từ

– Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

– Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

– Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

6. Thủ tục đăng ký lại khai sinh

a, Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh:

– Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

– Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ trên, thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

+ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

+ Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

+ Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

– Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại việc sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

b, Cơ quan thực hiện

– Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn

– Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

c, Hồ sơ

– Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

– Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

c, Thời hạn

– 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?

I. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được không?

1. Sau khi ly hôn, chồng không cấp dưỡng nuôi con thì có thể giành lại quyền nuôi con không?

Căn cứ theo quy định của Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Do đó, kể cả trong trường hợp bạn không yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng nhưng theo quy định của pháp luật cũng như theo phong tục, tập quán, đọa đức xã hội thì chồng bạn cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi mà anh ấy không trực tiếp nuôi dưỡng cháu. Trừ trường hợp, chồng bạn gặp khó khăn, không có khả năng cấp dưỡng cho con.

Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Theo đó, chồng bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn khi có một trong hai căn cứ sau:

Một là, hai vợ chồng bạn thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn để đảm bảo tốt nhất lợi ích về mọi mặt cho con.

Hai là, chồng bạn có căn cứ là bạn không còn đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đồng thời, để giành được quyền nuôi con chồng bạn phải chứng minh có đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Như vậy, con gái của bạn hiện nay mới 02 tuổi, ở độ tuổi này cần có sự chăm sóc của người mẹ, khi con bạn vẫn dưới 36 tháng tuổi thì bạn vẫn có lợi thế về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Ngược lại, sau khi con bạn đủ 36 tháng tuổi, chồng bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi chồng bạn có một trong hai căn cứ để Tòa án chấp nhận và đồng ý cho chồng bạn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Trong trường hợp, vợ/chồng vẫn muốn làm đơn khởi kiện yêu cầu giành lại quyền nuôi con mà không có một trong các căn cứ như phân tích trên thì Tòa án vẫn giữ nguyên quyết định là giao con cho vợ/chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Chồng có thể giành quyền nuôi con nhỏ khi ly hôn không?

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh về quyền nuôi con của cha mẹ khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định trên, trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, con sẽ được ưu tiên giao cho mẹ. Con trên 3 tuổi thì quyền vợ/chồng là như nhau. Nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận được, Tòa án sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho ai trực tiếp nuôi. Quyền lợi về mọi mặt này bao gồm vật chất như: ăn uống, học tập, môi trường sống, y tế, điều kiện đáp ứng nhu cầu sống cho con, ,… và quyền lợi về tinh thần, như: dành tình cảm cho con, thời gian trực tiếp chăm nom, dạy dỗ con và điều kiện vui chơi, phát triển tinh thần,… Bạn cần chứng minh những lợi thế để làm căn cứ giành quyền nuôi con ví dụ:

– Điều kiện về công việc có ổn định hay không, thu nhập có ổn định không.

– Có nhà ở hay không, Nhà ở có gần trường học, bệnh viện, chợ hay không,

– Điều kiện ăn uống, sinh hoạt, học tập cho con như thế nào

-Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con như thế nào

– Tình cảm của bố mẹ dành cho con từ trước đến nay.

– Nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của bố mẹ

– Nguyện vọng của con: Con muốn được ở với ai (áp dụng với con trên 7 tuổi)

II. Quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật

Quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Cháu 02 tuổi chị sẽ có quyền ưu tiên nuôi theo quy định trên, còn về cháu 05 tuổi chị muốn giành quyền nuôi con, chị phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn chồng của chị. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau :

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế, thu nhập hàng tháng, chị phải chứng minh được thu nhập hàng tháng của chị có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển tốt hơn.

+ Công việc ổn định dựa trên hợp đồng lao động của chị và thang bảng lương

+ Có chỗ ở ổn đinh(nhà ở hợp pháp) chị sẽ chứng minh nơi ở ổn định thông qua hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở.

+ … và các vấn đề khác.

Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé. Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, chị có đi làm và có thể dành cho con nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc con cái

– Tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí nếu chị chứng minh được môi trường sống của con khi ở cùng chị sẽ tốt hơn khi ở với chồng,

– Nhân cách đạo đức của cha mẹ, chị có thể chứng minh rằng hoạt động hằng ngày, lối sống lành mạnh có ảnh hưởng tới sự phát triển của con tốt hơn so với chồng thì chị sẽ có được lợi thế giành quyền nuôi con

Như vậy để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con. Bên cạnh đó, Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Quy định của pháp luật về ly thân và thủ tục ly hôn?

Quy định của pháp luật về ly thân và thủ tục ly hôn?

I. Quy định của pháp luật về ly thân và thủ tục ly hôn? Quyền dành nuôi con sau khi ly hôn?

1. Quy định của pháp luật về ly thân và thủ tục ly hôn?

a) Quy định về chế định ly thân:

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình mới cho quy định về vợ chồng được quyền ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Còn vấn đề ly thân hiện nay chưa được luật hóa, chưa được quy định cụ thể tại bất cứ điều luật nào.

Do vậy, hiện nay, Tòa án không giải quyết các vấn đề liên quan đến ly thân vì ly thân là một trong những chế định chưa được luật thừa nhận, chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn theo quy định của pháp luật.

Nếu như hai vợ chồng muốn ly thân sẽ tự thỏa thuận và tự quyết định mà không có bất kỳ một cơ chế nào giải quyết vấn đề này.

b) Thủ tục giải quyết ly hôn:

Trong vụ án xin ly hôn cần có hòa giải cơ sở, nhưng không nhất thiết phải là hòa giải của UBND cấp xã. Đó có thể là hòa giải từ phía gia đình, hòa giải do tổ dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tiến hành. Các tài liệu cần có trong hồ sơ khởi kiện xin ly hôn thường gồm:

– Đơn xin ly hôn;

– Giấy đăng ký kết hôn

– Giấy xác nhận tình trạng chung sống của vợ chồng (mua mẫu của tòa về tự khai, thường tổ trưởng tổ dân phố ký xác nhận, UBND xác nhận chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố)

– Bản sao chứng minh nhân dân (sao có chứng thực của UBND hoặc sao tại tòa)

– Bản sao sổ hộ khẩu

– Bản sao Giấy khai sinh của các con (nếu có con)

– Bản ý kiến của 2 bên bố mẹ, gia đình về việc xin ly hôn.

Trên đây là những giấy tờ tối thiểu để tòa án nhận đơn xin ly hôn. Do đó việc Tòa án yêu cầu bắt buộc phải có biên bản hòa giải không thành của UBND cấp xã mới nhận đơn là không đúng.

c) Quyền nuôi con khi các bên ly hôn.

Về quyền nuôi con. Điều 81 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Nợ chung có được coi là hợp pháp khi vợ chồng ly hôn ?

Quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thực hiện các giao dịch dân sự là người ký trực tiếp vào các hợp đồng, trừ trường hợp ủy quyền hay người đại diện. Như vậy, số tiền mà bố mẹ bạn đứng tên vay 120 triệu đồng tại ngân hàng sẽ không hề liên quan gì đến nghĩa vụ phải trả của bạn và chồng bạn. Khoản nợ nào có tên vợ chồng thì hai vợ chồng liên đới chịu trách nhiệm.

Theo Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thi trách nhiệm của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”

Về mặt pháp lý, sau khi ly hôn, anh, chị không còn là vợ chồng của nhau nữa nhưng những tài sản mà anh, chị yêu cầu tòa án giải quyết và kể cả các khoản nợ được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được hiểu là tài sản chung và nghĩa vụ chung của vợ chồng nên việc chia tài sản chung sau ly hôn cũng áp dụng tương tự các quy định của pháp luật như chia tài sản khi ly hôn. Như vậy, chị vẫn có trách nhiệm trong việc trả các khoản nợ chung của vợ chồng chị.

II. Quyền dành nuôi con sau khi ly hôn?

Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

III. Tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh khi ly hôn ?

Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Định đoạt tài sản chung của vợ chồng khi làm thủ tục ly hôn?

Định đoạt tài sản chung của vợ chồng khi làm thủ tục ly hôn?

I. Định đoạt tài sản chung của vợ chồng khi đang làm thủ tục ly hôn ? Thủ tục chia tài sản chung

1. Quyền định đoạt tài sản chung khi đang ly hôn?

a) Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Trong thời kỳ hôn nhân, có những tài sản được xác định là tài sản chung, cũng có những tài sản vẫn được coi là tài sản riêng. Vậy đối với những tài sản được coi là tài sản chung khi nào?

Được biết người vợ đã bỏ đi gần 2 năm và người chồng đang tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn tại tòa án mà người chồng muốn sử dụng tài sản chung là sổ đỏ đi ủy quyền cho người khác vay ngân hàng , việc ủy quyền này không được chấp nhận . Chỉ được chấp thuận khi có thêm sự đồng ý của người vợ hoặc thủ tục đơn phương ly hôn đã được hoàn tất, phân chia tài sản đơn phương ly hôn đã được tòa án chấp thuận.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

+ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì người chồng không có quyền ủy quyền cho người khác dùng sổ đỏ thế chấp ngân hàng. Việc ủy quyền phải có sự đồng ý bằng văn bản của người vợ.

b) Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng như thế nào?

Nếu đã được coi là tài sản chung của hai vợ chồng, thì việc sử dụng, định đoạt, chiếm hữu tài sản chung đó cũng cần theo quy định của pháp luật. Khi vợ, chồng muốn sử dụng tài sản chung đó vào mục đích cá nhân thì có cần sự đồng ý của người kia hay không?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

+ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

+ Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Nếu người chồng có căn cứ chứng minh được đó là tài sản riêng thì có thể định đoạt tài sản này.

Theo đó, nếu thủ tục ly hôn chưa hoàn tất thì việc ủy quyền vay ngân hàng phải được sự đồng ý của người vợ. Nếu thủ tục ly hôn đã hoàn tất thì người chồng chỉ được dùng phần tài sản đã chia sau khi ly hôn để ủy quyền vay ngân hàng.

c) Phân chia tài sản khi ly hôn dựa trên nguyên tắc nào?

Khi ly hôn, có những vẫn đề sẽ được giải quyết như : tài sản, con cái, nợ chung…Vậy nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn như thế nào?

Trước hết sẽ vẫn ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên, chỉ khi không tìm được tiếng nói chung thì Tòa án sẽ giải quyết nếu hai bên có yêu cầu hoặc 1 bên yêu cầu.

Nguyên tắc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân dựa trên:

– Hoàn cảnh gia đình: Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung

– Lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

2. Xác định tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sảnphục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”.

Vợ/chồng có nghĩa vụ chứng minh quyền sử dụng đất này là tài sản riêng, nếu không chứng minh được thì sẽ thành tài sản chung của vợ/chồng. Quyền sử dụng đất này là tài sản riêng của vợ/chồng nếu như được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Cần chứng minh bố mẹ chỉ tặng cho vợ/chồng chứ không tặng cho cả vợ và chồng. Việc chứng minh này thông qua các giấy tờ, bằng chứng về việc tặng cho hay trên giấy tặng cho chỉ ghi tên vợ/chồng,…

II. Tài sản chung khi ly hôn?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Căn cứ theo các chế định trên, cần phải xác định số tiền vốn mà vợ/chồng bỏ ra để mở cửa hàng được hình thành từ đâu? Nếu là từ tài sản riêng của bạn từ trước khi hôn nhân, nhưng vợ/chồng lại duy trì, hoạt động nó trong thời kỳ hôn nhân, thì đây vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Bởi vợ/chồng có thể không đóng góp trực tiếp tiền của mình vào cửa hàng, tuy nhiên, trong quá trình chung sống vợ/chồng hỗ trợ các khoản sinh hoạt trong gia đình, thì những khoản lợi nhuận phát sinh trong thời kỳ này được xem là tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, nguyên tắc phân chia tài sản được giải quyết như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”

Khởi kiện đòi tài sản, tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn?

Khởi kiện đòi tài sản, tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn?

I. Khởi kiện đòi tài sản sau khi ly hôn ? Kiện đòi tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn?

Căn cứ vào quy định về tài sản chung của vợ chồng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Trường hợp khởi kiện đòi tài sản sau ly hôn, ngôi nhà là tài sản được hình thành trong thời kì hôn nhân của 2 vợ chồng, không phải được xây dựng từ khoản tiền do vợ/chồng được tặng cho hay thừa kế riêng.. nên đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Trường hợp vợ chồng ly hôn xong rồi mà trong quyết định ly hôn của tòa án không đề cập đến vấn đề tài sản được chia thế nào thì tất cả tài sản chung của vợ, chồng sau khi ly hôn sẽ trở thành tài sản chung theo quy định pháp luật dân sự và sẽ không được chia đôi như tài sản chung vợ chồng. Việc chia tài sản chung lúc này sẽ dựa trên sự đóng góp của mỗi người vào khối tài sản chung đó và thời gian chia sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Như vậy ngồi nhà nghỉ sẽ được chia cho hai vợ chồng tương ứng với tỷ lệ đóng góp của hai người theo pháp luật dân sự, chứ vợ/chồng không có quyền đòi sử dụng hết ngôi nhà đó. Vợ/chồng có thể gửi đơn khởi kiện đòi tài sản sau ly hôn đến Tòa án dân sự để yêu cầu chia ngồi nhà nghỉ là tài sản chung theo quy định của pháp luật dân sự trong trường này

Về vấn đề trả nợ cho vợ chồng, thì theo quy định tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về trách nhiệm liên đới của vợ/chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện là:

“Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”.

II. Khởi kiện đòi tài sản, tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn ?

Khi cha, mẹ ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận hoặc theo bản án của hội đồng xét xử. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con chấm dứt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Con được nhận làm con nuôi;

– Cha hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng trở thành người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con;

– Người được cấp dưỡng hoặc người cấp dưỡng chết, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

III. Nộp đơn ly hôn ở đâu khi vợ muốn ly hôn?

1. Vợ/chồng thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Theo điều 35, khoản 2, điểm h thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện:

“h) Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”

Theo điều 12, Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 thì nơi cư trú của công dân được xác định là “chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.” Như vậy, vợ/chồng hoàn toàn có quyền lựa chọn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết.

2. Vợ/chồng đơn phương ly hôn

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Trong trường hợp này, thẩm quyền của Tòa án được xác định theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung 2011. Cụ thể Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà:

“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 25,27,29, 31 của Bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”.

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con giữa vợ và chồng khi ly hôn?

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con giữa vợ và chồng khi ly hôn?

I. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được quy định như thế nào ?

Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn.

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là nghĩa vụ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Khi ly hôn mà chồng/vợ có những khó khăn trong cuộc sống (ốm đau không thể làm việc để tạo ra thu nhập) thì có quyền yêu cầu bạn cấp dưỡng theo khả năng.

Về mức cấp dưỡng giữa vợ và chồng được quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

II. Khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn ?

Tại khoản 24, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 58, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này”.

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Thêm vào đó tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình có quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.”

Theo đó, việc xác định mức cấp dưỡng cho con của chồng như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

III. Cấp dưỡng Cho con của cha khi ly hôn?

Về giành quyền nuôi con:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Về mức cấp dưỡng

Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Đăng kí giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên

Đăng kí giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên

I. Đăng kí giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên

– Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

– Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

– Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

II. Các trường hợp cần được giám hộ

Theo Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người được giám hộ :

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trường hợp cháu của anh/chị (đều là người chưa thành niên) không còn cha và mẹ nên cần phải có người giám hộ

III. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thà.nh niên

Thứ tự giám hộ đương nhiên được thực hiện như sau:

– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

– Trường hợp không có người giám hộ không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

– Trường hợp không có anh, chị ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Trường hợp do cháu không có anh chị em đã thành niên, cũng không còn ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại nên bạn là cô ruột của cháu sẽ là người giám hộ đương nhiên cho hai cháu

IV. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Để làm người giám hộ cho các cháu, anh chị cần đáp ứng các điều kiện trên.

V. Đăng ký giám hộ đương nhiên

Điều 21 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về đăng kí giám hộ đương nhiên như sau:

Điều 21. Đăng ký giám hộ đương nhiên

1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.

Bước 1: Người yêu cầu đăng ký giám hộ sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký giám hộ đương nhiên

* Cơ quan có thẩm quyền đăng ký giám hộ đương nhiên: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

* Hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên bao gồm:

– Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.

– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

* Cách thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên

Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Nếu hồ sơ đăng ký hộ tịch sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

VI. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người giám hộ có các quyền và nghĩa vụ sau:

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi:

– Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Quản lý tài sản của người được giám hộ.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:

– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Quyền của người giám hộ:

– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

VII. Quản lý tài sản của người được giám hộ

Quản lý tài sản của người được giám hộ là một trong những nghĩa vụ của người giám hộ. Quản lý tài sản của người được giám hộ được quy định tại Điều 59 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

VIII. Chấm dứt giám hộ

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì:

Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Người được giám hộ chết;

c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Xác định quan hệ cha mẹ con theo quy định hiện nay?

Xác định quan hệ cha mẹ con theo quy định hiện nay?

Căn cứ xác định quan hệ cha mẹ con theo quy định hiện nay?

1. Khái niệm xác định cha , mẹ ,con

Xác định cha mẹ con là việc định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống.

Xác định cha mẹ con có ý nghĩa thiêng liêng trong việc xác định, hình thành mối quan hệ trong gia đình; ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch của các thành viên trong gia đình.

2. Căn cứ xác định quan hệ cha mẹ con

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các căn cứ để xác định cha mẹ con, cụ thể bao gồm các căn cứ sau đây:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Như vậy, theo nguyên tắc suy đoán pháp lý, thời kì hôn nhân được coi là một căn cứ quan trọng để xác định tính đương nhiên trong việc xác định cha, mẹ, con. Trong đó, thời kì hôn nhân được hiểu là khoảng thời gian tồn tại của quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Con được sinh ra hoặc do vợ có thai trong khoảng thời gian này được xác định là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Thời điểm chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng chết được xác định theo ngày được ghi trong giấy chứng tử. Trường hợp chấm dứt hôn nhân khi có quyết định của tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng chết thì thời điểm chấm dứt hôn nhân là ngày được xác định trong Quyết định của tòa án. Trường hợp chấm dứt hôn nhân do ly hôn thì ngày chấm dứt là ngày bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Tuy hôn nhân của hai bên nam nữ được xác lập sau ngày con sinh ra nhưng được vợ chồng thừa nhận thì để bảo vệ lợi ích của trẻ nhỏ, pháp luật quy định đứa trẻ là con chung của vợ chồng.

Trường hợp được xác định là cha, mẹ của con theo một trong ba căn cứ trên mà không nhận con hoặc người khác không được xác định là cha, mẹ của con muốn nhận con thì coi là trường hợp có tranh chấp và cần thực hiện thủ tục tố tụng để xác định cha, mẹ cho con.

3. Nguyên tắc xác nhận cha, mẹ, con

Theo quy định tại điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 xác định cha, mẹ cho con được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trường hợp cha mẹ không thừa nhận con phải có chứng cứ và được Tòa án xác định.

Người được nhận và không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình hay không.

4. Người có quyền xác nhận cha mẹ con

Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình nếu không có tranh chấp

Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc một trong số họ đã chết.

Trong trường hợp xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự các cơ quan tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án xác định:

  • Cha, mẹ, con, người giám hộ;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

5. Thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con

Theo Luật hộ tịch trường hợp không có tranh chấp, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú. Nếu có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người được nhận thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp nếu có phát sinh tranh chấp việc việc xác định cha, mẹ, con do Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh ( nếu có yếu tố nước ngoài ) nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của người đang có tranh chấp với người đăng ký nhận cha, mẹ, con

6. Trình tự, thủ tục xác nhận cha, mẹ, con

– Trong trường hợp không có tranh chấp hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con:

– Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 15/2015/TT-BTP

– Một trong các giấy tờ sau: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con hoặc thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Nếu việc nhận cha, mẹ, con là đúng, không có tranh chấp thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Trường hợp có tranh chấp, hồ sơ gồm có:

– Đơn khởi kiện

– Bản sao công chứng chứng minh minh nhân dân, hộ khẩu của bạn

– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh, Phiếu xác nhận ADN, Giấy nhận con, cha, mẹ, xác nhận của những người biết về sự việc, Giấy chứng tử của cha cháu bé, …..

Thời gian giải quyết: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ Tòa án sẽ tiến hành điều tra xác minh và xét xử. Thời gian giải quyết vụ án cho đến khi có Bản án sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là khoảng từ 04 – 06 tháng.

Việc xác định mối quan hệ cha, mẹ, con là vô cùng quan trọng. Việc xác định cha, mẹ, con chủ yếu thể hiện ở quyền sinh con và quyền xác định cha, mẹ, con. Xác định mối quan hệ sẽ là điều kiện cơ sở để các bên cần phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc tới gia đình. Một cách tổng quát, quan hệ cha, mẹ , con được xác định về phương diện xã hội như là kết quả của sự hội tụ các yếu tố nhỏ nhất trong xã hôi. Việc cha mẹ cư xử với con thể hiện 1 cách chung nhất qua việc cha, mẹ trông nom giáo dục chăm sóc gây dựng tương lai của con. Việc con cư xử với cha mẹ thể hiện một cách chung nhất thông qua việc con tỏ ra kính trọng, chăm sóc cha mẹ,nuôi dưỡng tuân theo lời khuyên của cha mẹ .Đây là một mối quan hệ thiêng liêng của xã hội.