Điều kiện để được quyền nuôi con khi ly hôn

Giành lại quyền nuôi con khi người kia không chăm con tốt?

Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề quan tâm lớn nhất của các cặp vợ chồng khi đã quyết định chia tay, tuy đã có Luật pháp quy định cụ thể nhưng còn tùy thuộc vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế, ý muốn của trẻ,…với nhiều yếu tố chi phối. Multi Law xin được gửi tới các bạn tài liệu tham khảo sau đây để nghiên cứu cụ thể về quyền nuôi con khi ly hôn hơn.

1: Trường hợp người chồng nhất quyết đơn phương xin ly hôn mặc dù người vợ không đồng ý

Khoản 2, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ) quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

Vì vậy, nếu vợ không đồng ý ly hôn (tức là không thuận tình ly hôn) thì chồng chị sẽ không có quyền đơn phương xin ly hôn cho đến khi đứa con thứ hai của vợ được tròn 12 tháng tuổi. Do vậy cũng không phát sinh các vấn đề mà chị thắc mắc như quyền được trực tiếp nuôi hai con và nghĩa vụ của chồng sau khi ly hôn.

2: Trường hợp người vợ đồng thuận ly hôn

Nếu vợ cân nhắc và quyết định đồng ý ly hôn với chồng, đồng ý ký vào đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết cho vợ chồng ly hôn nếu có đủ căn theo quy định tại Điều 89 Luật HNGĐ: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Khi đó sẽ phát sinh các vấn đề sau:

2.1. Về quyền trực tiếp nuôi con

Điều 92 Luật HNGĐ quy định: Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Nếu đứa con đầu tiên của chị tính đến thời điểm xét xử chưa đầy 3 tuổi thì chị sẽ được nuôi cháu và đứa con thứ hai sau khi sinh chị cũng sẽ được nuôi. Tất nhiên, chị cũng cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục,…

2.2. Về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Điều 92 và 94 Luật HNGĐ quy định:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

2.3. Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

Điều 56 Luật HNGĐ quy định: Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Như vậy, nếu chị giành được quyền trực tiếp nuôi cả hai con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chị để chị có thêm điều kiện nuôi con. Vì đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Điều kiện để giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường tranh cãi nhiều nhất trong các vụ án ly hôn là việc giành quyền nuôi con. Mặc dù pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có những quy định cụ thể về khía cạnh này tuy nhiên còn có khá nhiều yếu tố quyết định đến khả năng được nuôi con của mỗi người. Vậy đó là những yếu tố nào? Và đâu là điều kiện cần thiết để giành được quyền nuôi con sau ly hôn?

Về nguyên tắc, quyền nuôi con sau ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, người được quyền nuôi con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi nhân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

Trong trường hợp, hai vợ chồng không thể thỏa thuận được ai sẽ nuôi dưỡng con cái thì lúc này Tòa án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Một số quyền lợi được xét đến như: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…

Như vậy, xét một cách cơ bản thì người nào có điều kiện tốt hơn về thu nhập, tài sản, công việc sẽ giành được quyền nuôi con. Thông thường điều đó phần lớn nghiêng về khả năng người chồng.

Nhưng thực sự người mẹ lại giành được lợi thế về mặt tình cảm, đạo đức và phương pháp nuôi dạy con cái.

Trong trường hợp, con cái trên 9 tuổi thì tòa sẽ hỏi ý kiến và nguyện vọng của con.

Trong trường hợp, con cái dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ ngoại trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con.

Tuy nhiên, sau khi giành được quyền nuôi con, nếu phát hiện trong quá trình nuôi con, người đó không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Có thể thấy rằng, người giành được quyền nuôi con là người có thể đảm bảo đủ mọi điều kiện cho sự phát triển và tương lai của con trẻ bởi Pháp luật nhà nước Việt Nam luôn chú trọng vào quyền lợi và tương lai của người con.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn năm 2019

Giành lại quyền nuôi con khi người kia không chăm con tốt?

1: Cơ sở pháp lý về quyền nuôi con khi ly hôn 2019

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2: Nội dung tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn 2019

2.1 Điều kiện quyền nuôi con sau khi ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Khi vợ chồng ly hôn, vợ chồng sẽ được thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu như vợ chồng không thỏa thuận được Tòa sẽ quyết định giao con cho vợ hoặc chồng nếu xét thấy khi đứa trẻ được ai trực tiếp nuôi sẽ được đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Trong trường hợp hai vợ chồng bạn thỏa thuận người trực tiếp nuôi con hay Tòa quyết định ai sẽ trực tiếp nuôi mà đứa trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên thì đều phải hỏi ý kiến nguyện vọng của con.

2.2 Chứng minh khả năng nuôi con khi ly hôn

Thông thường khi ly hôn vợ chồng sẽ không thỏa thuận được ai sẽ trực tiếp nuôi con vì ai cũng muốn mình là người sẽ nuôi dưỡng và chăm sóc con. Vì thế để giành được quyền nuôi con khi ly hôn, bạn phải chứng minh được khả năng của bạn sẽ đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con. Cụ thể như sau:

Về kinh tế:

– Chứng minh thu nhập: chỉ cần xin xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp nơi bạn công tác.

– Chứng minh chỗ ở ổn định: Cách chứng minh đơn giản nhất đó là việc bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cũng có thể nhà là tài sản chung của vợ chồng bạn, nhưng sau khi ly hôn, chắc chắn sẽ thuộc về bạn. Nếu không có nhà riêng thì cũng có thể là đã thuê nhà hoặc sống chung với người thân ruột thịt

Về nhân phẩm đạo đức:

Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội. Cách bạn chăm sóc con trong cuộc sống hằng ngày như thế nào, mức độ hiểu về các sở thích, thói quen con. Trước khi ly hôn, ai là người gần gũi với con hơn. Nếu cha, mẹ thường xuyên có hành vi bạo hành, sống không chan hòa với làng xóm thì chắc chắn Tòa án sẽ không công nhận quyền nuôi con cho người đó.

Thời gian chăm sóc con:

Nếu như bạn có nguồn tài chính ổn định, dồi dào nhưng công việc của bạn lại quá bận rộn, hay đi làm xa, đi công tác và không thường xuyên ở cạnh con thì sẽ không có ưu thế bằng bên có nguồn tài chính vừa đủ nhưng thường xuyên có nhiều thời gian ở bên con để quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Với những tiêu chí trên, Tòa án sẽ phân tích toàn diện mọi mặt của cha, mẹ để đảm bảo được quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ. Đồng thời bạn cũng có thể chứng minh chồng (vợ) bạn không đáp ứng được một số các tiêu chí trên.

2.3 Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định phương thức cấp dưỡng: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Quyền nuôi con khi ly hôn

quyen nuoi con

Con cái và tài sản là hai yêu cầu thường xuyên tranh chấp trong các vụ án ly hôn. Sau khi ly hôn, ai là người có quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con được thực hiện như thế nào là vấn đề thường khó thống nhất khi giải quyết tranh chấp ly hôn. Công ty Luật Multi Law tổng hợp cho quý khách hàng những quy định liên quan đến quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

1: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn (Điều 81)

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 82)

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

3: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 83)

  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

4: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 84)

  1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  3. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  4. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  5. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  6. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  7. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
  8. a) Người thân thích;
  9. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  10. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  11. d) Hội liên hiệp phụ nữ.

5: Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 85)

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

–  Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

–  Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

6: Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

  • Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
  • Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:
  • a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
  • b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
  • c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Đơn phương ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?

quyen nuoi con

Cha mẹ ly hôn, chịu ảnh hưởng đầu tiên sẽ là con cái. Khi ly hôn, vấn đề khó giải quyết nhất chính là phán quyết quyền nuôi con thuộc vì ai, bởi lẽ con cái là tài sản vô giá của cha mẹ. Vấn đề này càng khó hơn khi đơn phương ly hôn. Vậy khi đơn phương ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé:

 Đơn phương ly hôn là gì ?

Đơn phương ly hôn là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng nếu không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan (quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản). Cụ thể như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Đơn phương ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?

Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đơn phương ly hôn trong trường hợp không thỏa thuận quyền nuôi con, người muốn giành quyền nuôi con cần chứng minh điều kiện của mình. Điều kiện cần chứng minh về vật chất và tinh thần để giành quyền nuôi con gồm có:

– Điều kiện về vật chất: Người muốn giành quyền nuôi con phải có điều kiện về tài chính hơn so với người còn lại, mức thu nhập, nơi cư trú phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho con.

Để chứng minh được vấn đề này cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần: Các điều kiện về tinh thần bao gồm thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Khi chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà mình dành được cho con hơn người còn lại, khả năng quyền nuôi con sẽ thuộc về người đó.

Tranh chấp quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con

tranh chap quyen nuoi con

Trong trường hợp ly hôn mà có tranh chấp quyền nuôi con thì Tòa án sẽ xử như thế nào, ai là người được nuôi con, người không nuôi con có phải cấp dưỡng nuôi con không, mức cấp dưỡng là bao nhiêu, có được thăm con không, có được đón con đi chơi không? Đây là câu hỏi mà luật sư thường xuyên nhận được. Để giải đáp cho quý khách hàng, Luật Sư Multi Law chuyên về giải quyết hôn nhân tư vấn cho quý khách như sau:

Về việc tranh chấp quyền nuôi con:

Việc tranh chấp quyền nuôi con là một trong những tranh chấp phổ biến khi vợ chồng ly hôn, rất nhiều trường hợp tranh chấp kéo dài và gay gắt giữa hai bên nó gây ra những mệt mỏi, buồn phiền không chỉ cho các bên mà còn cho chính những đứa trẻ là đối tượng tranh chấp.

Về bản chất việc vợ chồng tranh chấp về quyền nuôi con về cơ bản là vì họ đều thương con và mong muốn được chăm sóc con tốt nhất nhưng họ không tin người kia chăm sóc con sẽ tốt. Như vậy động cơ là vì thương con muốn con được tốt nhất nhưng có nhiều trường hợp động cơ cũng không phải vì thương con mà vì thù ghét bên kia muốn bên kia đau khổ vì không được nuôi con, cũng có những trường hợp vì sợ xã hội đánh giá là bỏ con nên cố phải giành con cho bằng được trong khi chăm sóc con không tốt.

Vậy về pháp luật thì quy định như thế nào?

Theo Luật Hôn Nhân Gia đình quy định khi ly hôn nếu không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa Án sẽ quyết định cho người có điều kiện tốt hơn được nuôi con. Điều kiện tốt hơn là người đó có khả năng nuôi con tốt hơn về kỹ năng, về quá trình chăm sóc con từ trước tới khi tranh chấp, về điều kiện thời gian để chăm sóc giáo dục con, điều kiện vật chất như chỗ ở, thu nhập, tính chất công việc và nghề nghiệp đang làm…

Về mặt chủ quan thì Tòa án thường nghiêng về người phụ nữ hơn. Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ được ưu tiên nuôi con, đối với con từ đủ 07 tuổi thì phải đưa con lên Tòa để hỏi ý kiến của con xem con muốn ở với ai, mong muốn của con cũng là một yếu tố quan trọng để tòa án quyết định giao con cho ai. Trong trường hợp người mà đã từng có hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần trẻ em như có các hành vi đánh đập, cưỡng bức trẻ em… thì Tòa án sẽ không giao cho người đó nuôi con.

Trong trường hợp có từ 02 con trở lên thì tòa án  sẽ xem xét điều kiện khả năng của mỗi bên để ra quyết định có thể vẫn giao cho một bên nuôi hết để đảm bảo không gây xáo trộn cuộc sống của các con hoặc có thể chia ra cho mỗi người đều được nuôi nếu thấy một người không đủ khả năng để nuôi dưỡng chăm sóc hết các con được.

Người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc giáo dục con và có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nếu có yêu cầu miễn sao việc thăm nom không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của con và của người nuôi con. Nếu gây ảnh hưởng như chửi bới, đánh đập, hăm dọa hay đón đi chơi mà không chịu mang trả thì người đang nuôi con có  quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền nuôi con.

Nếu người được quyền nuôi con mà nuôi con không tốt, bỏ bê con hoặc không trực tiếp nuôi con mà gửi ông bà hoặc người khác nuôi con hoặc có hành vi xâm phạm con hoặc ngăn cản việc thăm con thì người kia có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Về việc cấp dưỡng:

Hiện tại pháp luật không quy định mức cấp dưỡng nuôi con cụ thể là bao nhiêu tiền mà chỉ quy định chung là mức cấp dưỡng nuôi con do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quy định mức cấp dưỡng dựa trên nhu cầu để nuôi dưỡng, học tập và các chi phí khác cho con ở mức trung bình nơi con sinh sống và dựa vào khả năng của người phải cấp dưỡng. Tức là không phải người có quyền yêu cầu muốn bao nhiêu cũng được và không phải là mức tốt nhất tại địa phương.

Ví dụ không thể vì muốn cho con học trường quốc tế mà bắt người phải cấp dưỡng cấp dưỡng vài chục triệu mỗi tháng. Trên thực tế nếu tranh chấp mức cấp dưỡng tòa án sẽ quyết định mức khoảng từ 2- 10 triệu/tháng cho 1 bé sống tại thành phố. Khi mức cấp dưỡng không còn phù hợp thì các bên có quyền yêu cầu tòa án thay đổi mức cấp dưỡng nếu không thỏa thuận được.

Kết luận:

Việc ly hôn là điều không ai mong muốn đặc biệt là những đứa con nhỏ vì con chính là người thiệt thòi nhất vì vậy khi ly hôn thì các bạn nên thỏa thuận với nhau để giải quyết một cách nhanh gọn và văn minh, tránh ảnh hưởng tới con. Việc muốn nuôi con cũng đều xuất phát từ tình thương yêu với con nên các bạn hãy xem xét ai là người có điều kiện tốt hơn và mong muốn của con nữa để cho người đó được nuôi con người không nuôi con thì cố gắng bù đắp cho con bằng việc thường xuyên thăm nom, và cấp dưỡng nuôi con để con vẫn cảm nhận được tình thương và trách nhiệm của cả cha và mẹ.

Để giải quyết một vụ án ly hôn mà có tranh chấp quyền nuôi con có thể kéo dài tới 06 tháng hoặc hơn với rất nhiều thủ tục phức tạp đi lên đi xuống rất nhiều lần.

Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai?

don phuong ly hon

Con cái luôn là tài sản lớn nhất của bố mẹ và điều này đúng ngay cả trong quá trình ly hôn đơn phương hoặc thuận tình tại tòa án thì việc giải quyết quyền nuôi con vẫn là tranh chấp khó phán quyết nhất. Luật Multi Law  trả lời một số vướng mắc theo quy định của pháp luật về quyền nuôi con:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương (không có yếu tố nước ngoài): Tòa án cấp huyện, nơi bị đơn thường xuyên cư trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương là Tòa an nơi bị đơn đang sinh sống hoặc làm việc hoặc nơi bị đơn có tài sản. Để được giải quyết việc ly hôn, chị cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho Tòa án có thẩm quyền.

2: Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ, chồng;

– Các giấy tờ về tài sản chung vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (“sổ đỏ”), giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu…

3: Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Có thể gia hạn 02 tháng đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do thì thời hạn này là 02 tháng.

Tuy nhiên, không ít trường hợp thời hạn giải quyết vụ án ly hôn lại ngắn hơn so với quy định. Bởi trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau, nên Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn.

4: Quyền nuôi con sau ly hôn:

Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong điều 81, Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vậy muốn giành quyền nuôi con, chị phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn chồng của chị. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:

– Điều kiện về vật chất (kinh tế): Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần: Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…