Cách giành quyền nuôi con theo quy định mới nhất

Giành lại quyền nuôi con khi người kia không chăm con tốt?

Là bậc cha mẹ thì ai cũng muốn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, vì thế việc tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề thường xuyên xảy ra. Cho nên việc tìm hiểu và bổ sung thông tin về giành quyền nuôi con sau ly hôn là điều cần thiết đối với các cặp vợ chồng đang có tranh chấp. Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Multi Law chúng tôi chúng tôi xin tư vấn về giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quy định về giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất

Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó. Con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.

Căn cứ giành quyền nuôi con khi ly hôn   

Tuy nhiên để muốn giành quyền thì vợ hoặc chồng cần phải có đầy đủ, cơ bản sau để Tòa án có căn cứ giao hai con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Để giành được quyền nuôi con cần đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó là hợp lý, bạn cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt nhất bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.

Các yếu tố vật chất có thể là: Mức thu nhập hàng tháng, điều kiện kinh tế, tài sản riêng hiện có, có chỗ ở ổn định, các khoản phụ trợ khác…. mà có thể đảm bảo để nuôi con

Các yếu tố tình cảm bao gồm: Thời gian làm việc, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm giành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn, sức khỏe… của có thể giành tốt nhất cho con. Môi trường sống của bé sau khi bố mẹ ly hôn có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con không?

Ngoài ra, người muốn giành quyền nuôi con còn có thể chỉ ra những bất lợi của vợ hoặc chồng khiến người còn lại bất lợi trong đáp ứng các điều kiện giành nuôi con như: công việc bấp bênh thường xuyên phải đi làm thêm vào buổi tối và không có chỗ ở ổn định….

Căn cứ vào các yếu tố, dựa trên việc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét bên có ưu thế hơn được quyền nuôi con.

Có giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn không?

quyen nuoi con

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014

Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015

Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Có được giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn không?

Khi ly hôn, theo bản án/quyết định của Tòa án có thẩm quyền thì vợ đang là người được quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Vậy khi vợ tái hôn, người chồng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con không?

Theo Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

Có sự thỏa thuận vợ chồng về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau đi tới quyết định cuối cùng thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Việc thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con của vợ chồng phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phải từ lợi ích của con và được thể hiện bằng văn bản.

Người trực tiếp nuôi con không còn khả năng, không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, người có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái  làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của con.

Ngoài ra, trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét tới nguyện vọng của con.

 Một số căn cứ để giành lại quyền nuôi con như:

Nếu vợ của bạn kết hôn với người nước ngoài và có ý định định cư nước ngoài thì vợ có điều kiện để đưa con đi cùng không? Trường hợp vợ bạn đi định cư ở nước ngoài và để con sống với ông bà ngoại thì chứng tỏ cô ấy không có điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nếu bạn có đủ điều kiện nuôi dưỡng con thì đó là căn cứ để bạn giành quyền nuôi con.

Vợ bạn còn đủ điều kiện về kinh tế để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con hay không? Khi vợ bạn tái hôn với người khác, khả năng sẽ tập trung điều kiện kinh tế cho bên chồng mới để vụ đắp gia đình mới. Khả năng kinh tế, thu nhập của vợ bạn có còn đảm bảo để trang trải gánh nặng kinh tế gia đình mới và chăm sóc tốt cho con nữa không? Nếu cuộc sống của con bị ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần vì vấn đề kinh tế thì bạn có thể chứng minh để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp con sống chung với gia đình chồng mới của vợ bạn, bạn thấy mọi người đối xử với con thế nào? Có phân biệt đối xử, có đánh đập, hành hạ, xâm phạm gì đến sức khỏe, tinh thần của con không? Đó là căn cứ để bạn chứng minh sự ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con và yêu cầu giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn.

Trên đây là một số căn cứ mà bạn có thể chứng minh rằng khi vợ tái hôn những trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra sẽ ảnh hưởng tới đời sống của con cũng như các quyền lợi của con không được đảm bảo tốt nhất. Đồng thời, khi đưa ra các căn cứ này, bạn cần chứng minh được điều kiện hiện tại của mình về thu nhập, điều kiện sống, môi trường xung quanh,… đảm bảo được tương lai tốt nhất cho con thì bạn mới có thể giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn.

Thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn

  • Nộp hồ sơ khởi kiện và Thẩm phán thụ lý vụ án
  • Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm những giấy tờ sau:
  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Quyết định, bản án ly hôn
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Giấy khai sinh của con
  • Các chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ được nêu trên, nộp hồ sơ kèm cái tài liệu liên quan tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn – người đang trực tiếp nuôi con là cơ quan có thẩm quyền giải quyết (căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn khởi kiện bổ sung hồ sơ trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng trừ trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo người có yêu cầu giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn nộp tiền tạm ứng án phí rồi vào sổ thụ lý vụ án.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để bạn và vợ thỏa thuận với nhau về việc giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn. Tại phiên hòa giải, bạn được quyền trình bày các căn cứ chứng minh khi vợ tái hôn sẽ ảnh hưởng tới đời sống cũng như các quyền lợi ích hợp pháp của con để bảo vệ yêu cầu giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn, hai bên đề xuất ý kiến và hướng giải quyết ổn thỏa nhất trên cơ sở đặt lợi ích của con lên hàng đầu.

Thời hạn chuẩn bị xét xử trong trường hợp giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn tại cấp sơ thẩm là không quá 4 tháng. Trong trường hợp có tình tiết phức tạp hay trở ngại khách quan thì được gia hạn tối đa không quá 02 tháng.

Lệ phí giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn

Theo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án được ban kèm Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, án phí sơ thẩm đối với tranh chấp giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn là 300.000 đồng (trừ trường hợp bạn được miễn,giảm nộp tiền án phí theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016).

“Cuộc chiến” giành quyền nuôi con: Ý kiến của con quan trọng thế nào?

quyen nuoi con

Khi ly hôn, ngoài những tranh chấp về tài sản thì còn có một “cuộc chiến” khác cũng căng thẳng và dai dẳng không kém là giành quyền nuôi con. Luật quy định, khi con đủ 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con về việc muốn sống với ai khi bố, mẹ ly hôn.

Ý kiến của con không hoàn toàn quyết định

Về nguyên tắc phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn, khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, vợ chồng được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền hạn của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Nếu không thỏa thuận được, Tòa án quyết định giao con cho chồng hoặc vợ nuôi, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Đặc biệt, trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo đó, Luật chỉ quy định “xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi”, tức trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con. Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.

Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con

Lưu ý, cũng theo Luật Hôn nhân và Gia định 2014, trong trường hợp con dưới 03 tuổi, mặc định quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

Lấy ý kiến của con khi ly hôn như thế nào?

Khi vợ, chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì điều này sẽ do Tòa án quyết định. Theo đó, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với bố hay mẹ.

Khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định, việc lấy ý kiến của trẻ phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, vệc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.

Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao cũng hướng dẫn về quy định nêu trên như sau: Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em; đồng thời, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Trường hợp một bên được giao quyền nuôi dưỡng con, bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Điều 107 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Điều kiện quyền nuôi con khi ly hôn 2017

quyen nuoi con

1: Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2: Luật sư tư vấn

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, theo quy định trên, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn được chia thành các trường hợp sau:

Thứ nhất: vợ chồng thỏa thuận được việc giao con cho người nào trực tiếp nuôi, hai bên không có tranh chấp về việc nuôi con theo đó, Tòa án sẽ tôn trọng quyền thỏa thuận giữa hai vợ chồng.

Thứ hai:  hai vợ chồngkhông thể thỏa thuận được việc nuôi con. Lúc này, việc giao con cho ai nuôi sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật và theo quyết định của Tòa án. Cụ thể như sau:

Đối với bé 02 tuổi: Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Bởi lẽ, con dưới 36 tháng tuổi cần có sự chăm sóc của người mẹ, đảm bảo được quyền lợi phát triển bình thường của trẻ em.

Đối với bé 06 tuổi: Lúc này, hai vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, không thuộc các trường hợp được ưu tiên giao cho một người nuôi đối với con dưới 36 tháng tuổi và con dưới 07 tuổi. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định người trực tiếp nuôi con. Chính vì vậy, để được giành quyền nuôi con, thì vợ/ chồng phải chứng minh được một số vấn đề sau:

Điều kiện về kinh tế, vật chất:

Người vợ/ chồng phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như: ăn ở, sinh hoạt hàng ngày, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cô ấy. Người vợ phải chứng minh được mình có điều kiện về tài chính hơn so với người chồng, và mức thu nhập, nơi cư trú của người vợ phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho cả hai bé.

Điều kiện về tinh thần:

Căn cứ vào các điều kiện tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ. Do đó, người vợ phải chứng minh được mình có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện cho cả hai bé vui chơi, giải trí.

Ngoài ra, người vợ /chồng có thể đưa ra các bằng chứng chứng minh về tư cách đạo đức của chồng/ vợ  như hành vi ngoại tình, hành vi dùng bạo lực, thường xuyên đi làm việc xa nhà… để Tòa có thể xem xét.

Những hành vi như ngoại tình, có hành vi bạo lực gia đình của anh chồng tùy theo tính chất mức độ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây sẽ là căn cứ để chứng minh anh chồng không đáp ứng được điều kiện về tinh thần, tức là có đạo đức không tốt, không đủ điều kiện để chăm sóc các con.

Như vậy, nếu muốn giành quyền nuôi con thì vợ/chồng cần chứng minh được mình đáp ứng được tất cả các điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con cả về vật chất lẫn tinh thần để Tòa án có căn cứ giao cả hai bé cho cô ấy nuôi.

Khi ly hôn ai là người được quyền nuôi con?

quyen nuoi con

Theo quy định, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

(1) Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

(2) Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con

– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

  •  Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con)
  •  Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

– Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:
  •  Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;

Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).

  •  Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

– Người giám hộ được cử, chỉ định:

  •  Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
  • Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 1 tuổi có được ly hôn không? Ai được quyền nuôi con dưới 1 tuổi?

quyen nuoi con duoi 3 tuoi

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Vợ có quyền ly hôn khi con dưới 1 tuổi không?

Theo nguyên tắc chung, kết hôn và ly hôn là quyền của nam nữ. Khi đời sống hôn nhân giữa vợ chồng không có tiếng nói chung thì cả 2 vợ chồng hay những người thân thích khác theo quy định pháp luật đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, theo quy định Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 1 tuổi, pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng. Vào thời điểm này, nếu chồng nộp đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn của chồng bạn. Pháp luật không có quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ.

Vậy, con dưới 1 tuổi có được ly hôn không? Đối chiếu với quy định trên vào trường hợp cụ thể, khi đang nuôi con dưới 1 tuổi thì bạn là vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ đơn phương ly hôn.

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì căn cứ đơn phương ly hôn bao gồm: căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Ai được quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn?

Vậy khi bố mẹ ly hôn, con sẽ theo ai? Quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn giải quyết như thế nào? Về nguyên tắc, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình có quy định, đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện cần thiết để nuôi con hoặc theo thỏa thuận khác của cha mẹ phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, trong trường hợp con dưới 1 tuổi, khi có yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết về việc nuôi con áp dụng theo nguyên tắc như quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn. Theo đó, sẽ ưu tiên giao quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ.

Trừ trường hợp xét thấy người mẹ đều không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc vợ chồng thỏa thuận để người cha trực tiếp nuôi con thì Tòa án xem xét quyết định giao con cho người cha.

Khi vợ chồng ly hôn mà con đang 09 tháng tuổi thường sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ. Tuy nhiên người trực tiếp nuôi con có thể bị thay đổi nếu có sự thỏa thuận giữa cha mẹ hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con.

Quyền nuôi con dưới 5 tuổi khi ly hôn

quyen nuoi con

1: Căn cứ ly hôn

“Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

1.Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  1. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3.Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn nhưng phải dựa trên các căn cứ ly hôn theo quy định pháp luật.

1.1: Căn cứ ly hôn thuận tình

Đối với thuận tình ly hôn, là sự tự nguyện ly hôn thật sự của hai vợ chồng và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

1.2: Căn cứ ly hôn đơn phương

Đối với yêu cầu ly hôn của một bên hay ly hôn đơn phương, căn cứ ly hôn đó là:

Thứ nhất: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. (Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

Thứ hai: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng, vợ bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức là làm chủ hành vi của mình.

Thứ ba: vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

2: Quyền nuôi con 5 tuổi khi ly hôn

Trường hợp của bạn không rơi vào quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, mà con đã được 5 tuổi. Như vậy, vợ chồng bạn bình đẳng về giành quyền nuôi con. Nguyên tắc là vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc người nào sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu bạn muốn nhận nuôi con thì có thể thỏa thuận với vợ, vợ đồng ý thì Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong bản án.

Còn nếu không thỏa thuận được, theo quy định tại khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 thì: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên…

Đối với con dưới 7 tuổi, quyền nuôi con dựa trên việc Tòa án cân nhắc những điều kiện sau nhưng không cần lấy ý kiến của con:

  • Thứ nhất, về vật chất: Ăn, ở, sinh hoạt, học tập,… Căn cứ vào tài sản, thu nhập của cha, mẹ
  • Thứ hai, về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ. Tình cảm đối với con. Trình độ học vấn và nhân cách đạo đức của cha, mẹ

Việc bạn có được quyền nuôi con 5 tuổi khi ly hôn hay không còn phụ thuộc vào điều kiện của bạn so với vợ bạn và quyết định của Tòa án sau khi xem xét các điều kiện đó.

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

quyền nuôi con

1: Quyền nuôi dưới 36 tháng tuổi

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” (khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014).

Như vậy, trước hết, hai vợ chồng anh chị cần phải thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì trong đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 81 Luật này quy định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

2: Các trường hợp cụ thể

Trường hợp ly hôn thuận tình hai vợ chồng phải có sự thỏa thuận với nhau về vấn đề con cái, để có thể dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận nuôi bé dưới 36 tháng tuổi thì cần có sự tư vấn pháp luật đối với trường hợp này tránh những phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp gay gắt tại Tòa án.

Đối với việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn tại tòa án sẽ được giải quyết cùng một lúc với vụ việc ly hôn đơn phương.

Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ được giải quyết như sau:

Ưu tiên quyền nuôi con cho người mẹ: Để bảo đảm cho sự phát triển tốt nhất về cả sức khỏe, tâm sinh lý cho trẻ em dưới 3 tuổi thì pháp luật có sự ưu tiền quyền nuôi con cho người mẹ. Trong thời gian này đứa trẻ cần sự chăm sóc của người mẹ, điều này người cha khó có thể mà thay thế được. Vì vậy với trường hợp con dưới 3 tuổi người mẹ luôn được ưu tiên nuôi con.

Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận phù hợp với lợi ích của con thì người cha sẽ có được quyền nuôi con.

Quyền được nuôi con sau khi tiến hành thủ tục ly hôn sẽ được tòa án phân xử và ra phán quyết tại bản án hoặc cùng với quyết định ly hôn.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Giành lại quyền nuôi con khi người kia không chăm con tốt?

1: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Khi ly hôn một vấn đề tranh chấp gay gắt không thua kém vấn đề tài sản đó là vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ được ưu tiên cho người mẹ nuôi.

Còn đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi thì nếu hai bên không thỏa thuận được tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình và trình tự tố tụng theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

2: Thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Về nguyên tắc quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận, cả cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận của 2 bên về việc nuôi con vào quyết định ly hôn. Còn nếu hai bên không thỏa thuận được và hòa giải không thành thì nếu có yêu cầu tòa giải quyết thì tòa sẽ phân định quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được giải quyết theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn cùng với yêu cầu giành quyền nuôi con trên 3 tuổi (trong trường hợp ly hôn); nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

3: Căn cứ để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Khi giải quyết thủ tục ly hôn, đối với trường hợp con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Các yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản…

Các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.

Đối với trường hợp con trên 7 tuổi tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để đưa ra phán quyết về việc quyền nuôi con.

Việc giành quyền nuôi con sẽ được giải quyết vào cùng vụ án ly hôn đơn phương.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi? Con trên 36 tháng quyền nuôi thuộc về ai?

quyen nuoi con

Giành quyền nuôi con trên 3 tuổi? Con trên 36 tháng quyền nuôi thuộc về ai? Bố hay mẹ sẽ được quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 3 tuổi? Tranh chấp quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn?

Trong gia đình vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là chủ quan hay khách quan mà vợ chồng không chung sống với nhau dẫn đến vần đề phải phân định con cái ra sẽ thuộc về ai trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và ai sẽ là người cấp dưỡng cho con cho đến khi con 18 tuổi, đặc biệt là con từ đủ 03 tuổi trở lên. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đê này?

1: Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Đối với con cái dù là con nuôi hay con đẻ thì bố, mẹ đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con, không phân biệt ai phần hơn cho đến khi con đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ  nếu con mất năng lực hành vi dân sự thì bố, mẹ có nghĩa vụ đối với con cho đến khi con mất hoặc bố mẹ mất đi. Đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của bố, mẹ khi sinh thành ra con cái, một nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả không ai muốn mất đi.

Trong thời kì hôn nhân hay bố mẹ ly hôn vẫn có quyền thỏa thuận về chăm sóc nuôi dưỡng con cái, trong trường hợp không thỏa thuận được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết về nghĩa vụ chăm sóc con. Khi có sự thay đổi trong mối quan hệ trong gia đình thì bố mẹ nên tự thỏa thuận và giải quyết một cách nhẹ nhàng về nghĩa vụ chăm sóc con cái, để tránh trường hợp ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

2: Con trên ba tuổi sẽ thuộc về ai chăm sóc

Trong cuộc sống hôn nhân của vợ chồng có nhiều nguyên nhân mà dẫn đến hai vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống chung với nhau để cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái mà dẫn đến vấn đề lôi nhau ra tòa để ly hôn, vậy khi bố mẹ không chung sống với nhau nữa thì con cái sẽ được giải quyết thế nào đặc biệt là con khi đã trên ba tuổi. Bởi độ tuổi này bố có quyền giành quyền trực tiếp để chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Không giống như con dưới ba tuổi thì theo nguyên tắc sẽ là người mẹ có quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái nếu có điều kiện chăm sóc và con trên bảy tuổi thì sẽ theo ý kiến của con.

Khi vợ chồng ly hôn có quyền thỏa thuận về vấn đề người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi ly hôn mà không cần yêu cầu Tòa án phân chia, xác định. Tuy nhiên nếu vợ chồng không thỏa thuận được mà có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án xác định.

Đối với trường hợp con trên ba tuổi đến dưới bảy tuổi: Nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ xác định dựa trên cơ sở người có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái về mọi mặt cho con. Điều kiện về kinh tế, vật chất để chăm con, như thu nhập hàng tháng bao nhiêu? với thu nhập đó có đảm bảo cho việc phát triển cho con không. Ngoài ra thì Tòa án sẽ còn xem xét về thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con, có phù hợp với việc đưa đón con đi học hay không, thời gian chăm sóc con có hay không?

Bên cạnh đó Tòa án sẽ còn xem xét đến yếu tố nơi cư trú để thực hiện việc chăm con có thuận lợi hay không, thuận lợi cho sự phát triển của con về môi trường sống, thuận lợi cho con học hành, vui chơi, giải trí của con. Một yếu tố không thể thiếu mà Tòa án họ vân xem xét đến đó là thái độ chăm sóc con cái của bố mẹ, có giành nhiều thời gian cho con hay không, có chơi với con, chia sẻ cùng con hay không.

Hành vi chăm sóc con, đối xử với con của bố mẹ, có tốt hay không, có quan tâm, chăm chút đến con hay không, không chỉ là yếu tố vật chất mà còn quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của con.

Khi bố hoặc mẹ tổng hợp được những yếu tố đó thì Tòa án sẽ xem xét người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, con cái.

3: Nghĩa vụ của bố, mẹ đối với con sau khi ly hôn

Dù là bố mẹ đã ly hôn, không chung sống với nhau nữa nhưng về nghĩa vụ chăm sóc con cái không vì thế mà mất đi, bố, mẹ vẫn phải có nghĩa vụ giáo dục, nuôi dưỡng con cái như trong thời kỳ hôn nhân, chăm sóc chúng đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động.

Đối với người được trực tiếp chăm sóc con cái thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thường xuyên hỏi han, săn sóc, trò chuyện, tậm sự để hiểu được con, tâm tư nguyện vọng của con để tránh trường hợp tâm lý không tốt cho con khi phải thay đổi môi trường sống từ có cả bố cả mẹ mà sau ly hôn con chỉ được sống chúng với một trong hai người.

Ngoài ra người trực tiếp nuôi con sẽ phải luôn tạo điều  kiện cho người không trực tiếp nuôi con được gần gũi với con, được thăm nom, gặp gỡ con, được chơi cùng con mà người trục tiếp nuôi con không có quyền ngăn cản.

Người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con, hỗ trợ người trực tiếp nuôi con để chăm sóc con. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể cấp dưỡng hàng tháng hay cấp dưỡng theo quý hay theo năm do bố, mẹ thỏa thuận với nhau, nghĩa vụ cấp dưỡng này được thực hiện cho đến khi con thành niên tức con đã đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên nếu con bị mất năng lục hành vi dân sự thì người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cả đời cho con.

Bên canh đó nếu người không trực tiếp nuôi con vì không được trực tiếp nuôi con mà có thái độ thù hằn, gây cản trở người trực tiếp nuôi con chăm sóc con cái, giáo dục con thì khi đó người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế đi quyền được thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con.

4: Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi con đủ 36 tháng tuổi

Mặc dù đã có phán quyết của Tòa án cho người trực tiếp nuôi con, nhưng người trực tiếp nuôi con vẫn có thể thay đổi khi có những căn cứ cho rằng người trực tiếp nuôi con không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thể thỏa thuận lại người trực tiếp nuôi con. Khi không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại người trực tiếp nuôi con dựa trên những căn cứ, cơ sở mà người không trực tiếp nuôi con đưa ra trước Tòa để chứng minh người hiện đang trực tiếp nuôi con đã không đáp ứng được sự phát triển của con, không chăm sóc tốt cho con.

Việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi không chỉ có bố hoặc mẹ cháu mà các cá nhân hay tổ chức khác, người thân thích với trẻ, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và gia đình hoặc Hội liên hiệp phụ nữ cũng có thể yêu cầu khi thấy đối xử không tốt với trẻ, không chăm nom, nuôi dưỡng trẻ hay có hành vi bạo lực đối với trẻ em. Đối với trường hợp trẻ đã từ đủ bảy tuổi trở lên thì bên cạnh những yếu tố điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì còn xét theo nguyện vọng của trẻ, trẻ muốn ở với bố hay với mẹ thì Tòa án cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sẽ tôn trọng ý kiến của trẻ.