Toà án giải quyết ly hôn thuận tình ở đâu?

ly hon thuan tinh

Ly hôn là quá trình chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ và chồng. Có hai hình thức được áp dụng ở giai đoạn này chính là ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn. Trong đó việc ly hôn thuận tình áp dụng đối với những cặp đôi không có sự mâu thuẫn nào khi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Khi đó Toà án giải quyết ly hôn sẽ ra quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Thế nào là thuận tình ly hôn?

Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Trên cơ sở này có thể hiểu việc thuận tình ly hôn diễn ra khi vợ và chồng đều có mong muốn ly hôn. Đồng thời vợ chồng cũng đã đạt được những thoả thuận về quyền lợi và nghĩa vụ sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Sau đó cùng chấp thuận ký vào đơn yêu cầu ly hôn gửi đến toà án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Lưu ý, việc thuận tình ly hôn không được đặt ra trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng đã có yêu cầu ly hôn và sau đó bên còn lại quyết định chấp thuận yêu cầu đó tại Toà trong quá trình giải quyết. Vì vậy cần xác định rõ trường hợp đang diễn ra để bảo đảm các yêu cầu liên quan mà trước hết là Toà án có thẩm quyền giải quyết.

Toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình

Thẩm quyền giải quyết các vụ việc của Toà án trong vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được xác định theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong đó Toà án giải quyết ly hôn thuận tình sẽ có sự khác biệt so với Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp đơn phương ly hôn.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của Toà án giải quyết ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn đều thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên đối với ly hôn thuận tình, điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật này có thể hiện rõ về nguyên tắc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ. Theo đó Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Do vậy khi có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, vợ chồng có thể tự thoả thuận Toà án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú là toà án giải quyết ly hôn.

Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

tai san

1: Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng có sự thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là trường hợp chia khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại, khác với trường hợp chia tài sản khi ly hôn.

Pháp luật quy định: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung”.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng được quyền tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng.

2: Lập văn bản thỏa thuận tài sản chung

Theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản vợ chồng thì phải lập thành văn bản.

Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc công chứng văn bản hoặc pháp luật có quy định bắt buộc (đối với tài sản là quyền sử dụng đất…) thì văn bản sẽ được công được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật và có hiệu lực từ ngày được công chứng.

Yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Việc phân chia tài sản vợ chồng trong trường hợp này sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân gia đình dựa trên các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3:Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân gia đình thì:

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3.1: Hậu quả của việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân

Khi chia tài sản thời kỳ hôn nhân thì đương nhiên những tài sản đó sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi bên, điều này làm thay đổi hoàn toàn tính chất phát lý, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản. Điều 40 Luật hôn nhân gia đình quy định:

Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

3.2: Những trường hợp chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp sau đây việc chia tài sản chung thời kỳ hôn nhân sẽ bị vô hiệu:

Trường hợp 1: Việc chia tài sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Trường hợp 2: Việc phân chia tài sản vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra việc chia tài sản vợ chồng có thể được yêu cầu giải quyết khi tiến hành thủ tục ly hôn, việc nhập vào cùng một vụ việc ly hôn hay tách riêng ra thành một vụ án khác về việc phân chia tài sản phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự.

Tài sản nào không bị chia khi ly hôn?

ly hon

Căn cứ:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1: Chế độ tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Sau khi đăng ký kết hôn thì giữa vợ chồng không chỉ phát sinh quan hệ hôn nhân mà còn phát sinh thêm quan hệ tài sản, quan hệ con cái,… Pháp luật hiện hành tôn trọng quyền tự do lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, theo đó vợ chồng được quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng nào, cụ thể được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
  1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Theo đó, vợ chồng có thể chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc theo chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nếu vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định thì Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
  1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung và khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nếu như không có gì xảy ra. Ngoài ra, nếu trong thời kỳ hôn nhân, giữa vợ chồng có thể có tài sản riêng. Những tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng thì chúng cũng là tài sản riêng.

2: Những tài sản nào không bị chia đôi khi ly hôn?

Trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có quyền được có tài sản riêng và tài sản chung, đồng thời cũng có thể thỏa thuận việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc ngược lại. Khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu như có yêu cầu chia tài sản thì Tòa án thông thường sẽ chia đôi tất cả tài sản, tuy nhiên có một số tài sản sẽ không bị chia đôi khi ly hôn, cụ thể các trường hợp sau:

Tài sản theo thỏa thuận

Bởi việc phân chia tài sản sau khi ly hôn căn cứ trên nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận của hai bên được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Khi đó, Tòa án căn cứ vào thoả thuận của các bên để phân định tài sản cho mỗi bên.

Theo đó, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được tài sản nào không phải chia đôi thì Tòa sẽ công nhận việc không chia đôi tài sản trong bản án. Ngược lại, với những tài sản chung khác, Tòa sẽ chia đôi sau khi tính đến các yếu tố:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên để có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản riêng của vợ, chồng

Ngoài những tài sản không bị chia đôi do thỏa thuận thì tài sản riêng của vợ chồng sẽ không bị chia đôi khi ly hôn. Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
  1. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn sẽ không bị chia đôi và tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Vậy những tài sản nào sẽ được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.  Theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, các tài sản sau đây được coi là tài sản riêng và không bị chia đôi khi ly hôn:

  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
  • Ngoài ra, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định các loại tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ, chồng:
  • Tài sản có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản theo thỏa thuận là tài sản riêng.

Rút đơn ly hôn có được nhận lại tiền tạm ứng án phí?

rut don ly hon

Ly hôn đôi lúc là một quyết định sau một thời gian suy nghĩ, xem xét, đánh giá, nhưng cũng có những quyết định ly hôn mà xuất phát từ sự bốc đồng. Người ta nộp đơn xin ly hôn xong, hoàn thành việc nộp tiền tạm ứng án phí xong thì lại tiến hành rút lại đơn vì gia đình đã đoàn tụ. Vậy trường hợp này, liệu có được rút lại tạm ứng án phí hay không?

Căn cứ:

Luật dân sự 2015

Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:

Nội dung tư vấn:

1: Khi nào thì đương sự có quyền rút đơn xin ly hôn?

Hôn nhân là  nấm mồ của tình yêu. Nhiều cặp đôi lựa chọn việc kết thúc mối quan hệ vợ chồng sau một thời gian chung sống. Họ quyết định gửi đơn ly hôn lên Tòa và chờ Tòa án ra quyết định. Nếu là thuận tình ly hôn, Tòa sẽ công nhạn thuận tình ly hôn, nếu là đơn phương ly hôn, Tòa ra quyết định đơn phương ly hôn.

Thực tế cho thấy, nhiều lúc họ đâm đơn ly hôn chỉ vì quyết định quá vội vàng, chưa nghĩ kỹ càng về những hệ quả sau đó. Dự đoán được những trường hợp này, Tòa án cho phép nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn trong quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án. Cụ thể được quy định tại Điều 54 Bộ Luật dân sự 2015:

Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
  1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
  2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, rõ ràng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau.  Bởi vậy, khi có sự quyết định lại thì nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn và Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Tùy vào thời điểm rút đơn mà sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi nguyên đơn thực hiện quyền rút đơn.

Trường hợp 1: Rút đơn trước khi phiên tòa xét xử diễn ra

Căn cứ tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn, Thẩm phán sẽ trả lại đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ án. Cụ thể hóa như sau:

Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
  1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
  2. c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

Nếu yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được rút hoặc chỉ rút một phần thì khi nguyên đơn rút đơn, Tòa án sẽ đình chỉ phần yêu cầu của người này. Những phần không được rút sẽ vẫn được giải quyết.

Trường hợp 2: Rút đơn trong khi phiên tòa xét xử diễn ra

Trường hợp này ít xảy ra hơn tuy nhiên, không phải là không có. Khi phần bắt đầu phiên tòa, một trong những thủ tục quan trọng đó là Thẩm phán sẽ việc hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu ly hôn không? Lúc này, dựa vào nhu cầu của nguyên đơn mà nguyên đơn có thể yêu cầu rút đơn ly hôn. Cụ thể được quy định tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
  1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
  2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.

Như vậy, nếu rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi rút đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo.

2: Có được rút tiền tạm ứng án phí hay không?

Nạp tiến tạm ứng án phí là nghĩa vụ của nguyên đơn khi có yêu cầu giải quyết các tranh chấp, căn cứ theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
  1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

Như vậy, rõ ràng, việc tạm ứng án phí là nghĩa vụ khi có yêu cầu giải quyết đến Tòa án. Và đây cũng là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn cho nguyên đơn. Mức án phí được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 theo đó quy định mức tạm ứng án phí trong vụ án ly hôn được chia theo hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu không có giá ngạch thì mức tạm ứng án phí = mức án phí (300.000 đồng).
Trường hợp 2: Nếu có giá ngạch thì mức tạm ứng án phí = 50% mức án phí. Trong đó, mức án phí có giá ngạch được ban hành cụ thể tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 326.

Trường hợp vụ án ly hôn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng bình thường.

Và nguyên đơn được phép nhận lại tiền tạm ứng án phí căn cứ tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do nguyên đơn rút đơn xin ly hôn. Cụ thể:

Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
  1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
  3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
  4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, khi rút đơn ly hôn thì sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp.

Cha có được từ chối cấp dưỡng cho con hay không?

cap duong nuoi con

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

1: Định nghĩa, giải thích

Trước khi đi vào giải quyết nội dung chính của câu hỏi, mời mọi người cùng tìm hiểu về các thuật ngữ sau theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

  1. Cấp dưỡng: theo khoản 24 Điều 3 của Luật này thì cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật.
  2. Nghĩa vụ cấp dưỡng:

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Theo đó, việc cha hoặc mẹ cấp dưỡng cho con cái có nghĩa là cha, hoặc mẹ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con.

2: Cha có được từ chối cấp dưỡng cho con hay không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Sau khi ly hôn không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, có thể thấy, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nếu đáp ứng 2 điều kiện trên nếu vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp con đã thành niên có thể tự nuôi sống mình hoặc sống chung với con nhưng không vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể từ chối cấp dưỡng.

3: Xử phạt khi cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Như đã nói ở trên, cấp dưỡng là nghĩa vụ của người cha nên nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khi đó, người cha có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất của hành vi ngăn cấm. Cụ thể:

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly ôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật
  2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật

Chịu trách nhiệm hình sự

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

“Điều 380. Tội không chấp hành án

Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Ly hôn ở nơi tạm trú được không?

ly hon

Ly hôn là một sự giải quyết trách nhiệm giữa người nam và người nữ trong quan hệ vợ chồng, có thể vì nhiều lí do khác nhau như không đạt được mục đích hôn nhân, đời sống chung không thể kéo dài hay mâu thuẫn trong quan điểm sống. Đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi hai người cư trú. Vậy ly hôn ở nơi tạm trú được không?

Căn cứ

Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Luật cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nội dung tư vấn

1: Ly hôn là gì?

Ly hôn là khái niệm được quy định cụ thể tại khoản 14 Điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 3

  1. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Có thể thấy rằng ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong một vụ việc ly hôn đó chính là tòa án nhân dân mặc dù cơ quan đăng ký kết hôn lại là UBND cấp phường xã. Hãy lưu ý về vấn đề này nhé!

Quy định về nơi tạm trú

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc công dân cư trú cũng được chi thành nhiều cách thức: Lưu trú, tạm trú, thường trú. Căn cứ khoản 1 Điều 12 luật cư trú 2006 thì những loại hình nói trên được định nghĩa như sau:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

  1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Phân biệt tạm trú và thường trú

Có thể tóm thấy rằng, khái niệm về thường trú và tạm trú rất khác nhau. Thường trú sẽ được cấp sổ hộ khẩu còn tạm trú sẽ được cấp sổ KT3 (Sổ tạm trú):

Thường trú là việc công dân thường xuyên sinh sống tại nơi ở hợp pháp, phải đăng ký thường trú dưới hình thức đăng ký sổ hộ khẩu. Đây chỉ sự thường xuyên.

Tạm trú là việc công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú trong một thời hạn nhất định kéo dài và phải đăng ký tạm trú. Đây chỉ sự tạm thời và trong một khoảng thời gian ngắn.

2: Vậy ly hôn ở nơi tạm trú được không?

Đối với những người xa quê hương, không có sổ hộ khẩu thì việc ly hôn chẳng nhẽ lại phải về quê để thực hiện? Liệu có cách nào để giải quyết ly hôn tại nơi đăng ký tạm trú được hay không?

Theo quy định của pháp luật mà cụ thể là căn cứ khoản 1 Điều 39 bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi vợ hoặc chồng cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

  1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
  2. a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Tuy có thể giải quyết ly hôn ở nơi tạm trú nếu trong trường hợp nơi tạm trú hiện tại là nơi hai người đang sinh sống. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân trước đó thì nơi cư trú sẽ là nơi người đó đang sinh sống căn cứ khoản 2 Điều 12 luật cư trú 2006:

Điều 12

  1. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Dẫu vậy, việc chứng minh nơi cư trú hay tạm trú cũng khá là phức tạp bởi lẽ tạm trú thì phải chứng minh bằng sổ KT3 và cư trú thì cũng cần sự xác minh của Cơ quan công an cấp phường, xã.

 

Đã rút đơn ly hôn có được nộp lại lần hai không?

rut don ly hon

Có rất nhiều trường hợp trong quá trình hòa giải hay giải quyết vụ việc ly hôn các đương sự thường thay đổi ý kiến, có thể là rút đơn ly hôn hay hòa giải thành… Tuy nhiên, sau khi trở về sống với nhau được một thời gian lại phát sinh mâu thuẫn và có mong muốn được ly hôn. Họ đang thắc mắc liệu đã rút đơn ly hôn có được nộp lại đơn ly hôn lần 2 không? Bài viết dưới đây của sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn:

Căn cứ:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Nghị quyết số 04/2017/NQ – HĐTP.

Nội dung tư vấn:

1: Ai có quyền rút đơn ly hôn

Theo Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định trong quá trình giải quyết việc ly hôn, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau. Vì vậy, khi yêu cầu ly hôn thì các đương sự hoàn toàn có thể thay đổi ý kiến của mình. Vậy ai có quyền rút đơn ly hôn?

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:

Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Lúc này, theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải.

Nếu hòa giải thành hai vợ chồng đoàn tụ, hai người cùng thỏa thuận rút đơn yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết.

Nếu hòa giải không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Đối với trường hợp đơn phương xin ly hôn:

Theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ tiến hành đình chỉ vụ án dân sự. Lúc này, Tòa án xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý, trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo. Tòa án phải sao chụp, lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Ngoài ra, khi phiên tòa đang xét xử, nguyên đơn sẽ được hỏi về việc có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu ly hôn không. Lúc này, nếu việc rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử.

Như vậy, trong vụ án ly hôn đơn phương, người có quyền rút đơn sẽ là người khởi kiện – người gửi đơn xin đơn phương ly hôn.

2: Đã rút đơn ly hôn có được nộp lại lần 2 không?

Trường hợp, đương sự đã rút đơn ly hôn và được nộp lại lần 2 bởi vì căn cứ vào khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về các trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại như sau:

Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
  1. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  3. b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường
     thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản,
     thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, 
    đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án
     chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
  4. c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
  5. d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật:
d.1. Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 
01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải
 quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do “thời hiệu khởi kiện đã hết” 
nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 
năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn
 khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 
2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 
đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải 
quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì 
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người
 khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;

d.2. Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời
 hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết
 định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi
 kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d 
khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế
 đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện
 yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d
 khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải 
quyết theo thủ tục chung.

Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;

Theo quy định trên, khi yêu cầu ly hôn đương sự đã rút đơn ly hôn vì bất kỳ lý do gì thì vẫn có quyền nộp lại lần 2 theo quy định của pháp luật.

3: Tại sao đương sự đã rút đơn ly hôn mà vẫn có quyền nộp lại lần 2

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hai bên đương sự. Bởi vì cuộc sống hôn nhân và gia đình diễn biến rất phức tạp, họ không thể chung sống cùng nhau nữa thì không thể ép buộc và tước đi quyền của họ.

Tôn trọng quyền thỏa thuận và tự định đoạt của các đương sự.

Điều kiện tuyên bố một người đã chết – tuyên bố mất tích

tuyen bo nguoi da chet

Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết là hai thủ tục phát sinh khi không xác định được thông tin về nơi cư trú và các thông tin khác của một người trong một khoảng thời gian nhất định.

1: Luật sư tư vấn luật dân sự

Theo quy định của pháp luật dân sự, khi một người biệt tích một khoảng thời gian nhất định, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, thì người có quyền và lợi ích liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tuyên bố người này mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật.

Việc tuyên bố một người mất tích hoặc tuyên bố một người đã chết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đó, do vậy hiện tại pháp luật có quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục để tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người đã chết.

2: Điều kiện, thủ tục tuyên bố mất tích, tuyên bố chết

2.1. Tuyên bố mất tích:

Căn cứ vào Điều 78 Bộ luật dân sự 2005 thì Tòa án có thể tuyên bố cá nhân mất tích nếu có các điều kiện sau:

–  Từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó, người có quyền lợi liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích.

–  Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm người vắng mặt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

–  Biệt tích đã 2 năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống hay đã chết. Pháp luật không quy định rõ phạm vi không gian cũng như chủ thể về việc nhận biết các tin tức này, nhưng căn cứ vào Điều 74 bộ luật này có thể xác định:

+ Về không gian: tại nơi cư trú cuối cùng của người đó.

+ Về chủ thể: người có quyền lợi liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Đây là những người có mối liên hệ mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng (theo nguyên tắc thì người có quyền liên quan đến tài sản người biệt tích).

+ Và phải có quyết định của Tòa án về tuyên bố mất tích.

+ Thời hạn 2 năm được tính theo quy định ở đoạn 2 khoản 1 Điều 78 BLDS 2005.

2.2: Tuyên bố chết

Căn cứ vào Điều 81 Bộ luật dân sự 2005 quy định về điều kiện tuyên bố cá nhân chết như sau:

– Sau 3 năm, kể tư ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì là còn sống.

– Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức gì là còn sống.

– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 1 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức gì là còn sống.

– Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. (thời hạn này được tính theo khoản 1, Điều 78).

Trình tự, thủ tục tuyên bố người mất tích

thu tuc tuyen bo nguoi mat tich

Khi nào một người biệt tích được coi là mất tích? Những ai có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích? Hậu quả pháp lý khi tuyên bố một người mất tích là gì? Trường hợp người mất tích trở về thì xử lý như thế nào?

1: Luật sư tư vấn về việc tuyên bố một người là mất tích

Khi một người biệt tích quá lâu khỏi nơi cư trú sẽ làm gián đoạn các mối quan hệ xã hội mà hộ đang tham gia, đồng thời làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đến họ trong các mối quan hệ như dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,…Vì vậy, để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những nguwòi có liên quan đến người biệt tích trong các mối quan hệ liệt kê trên thì pháp luật quy định các chủ thể này có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.

Tuy nhiên, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích khi người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

2: Trình tự, thủ tục tuyên bố một người là mất tích

– Điều kiện tuyên bố một người là mất tích theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

– Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích:

+ Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích, kèm theo đơn yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

+  Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Thông báo tìm kiếm phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

+  Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

+  Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

+  Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

+ Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Án phí ly hôn với người mất tích

ly hon voi nguoi mat tich

Án phí khi ly hôn với người mất tích : Tòa án sẽ căn cứ vào giá trị tài sản tranh chấp để quy định mức án phí đối với vụ việc ly hôn đơn phương

Căn cứ pháp lý :

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Nghị quyết số 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án

Nội dung tư vấn :

1: Án phí khi ly hôn với người mất tích

Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án có quy định như sau :

Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình không có tranh chấp về tài sản : 300.000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản dưới 6.000.000 đồng : 300.000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng : 5% giá trị tài sản tranh chấp.

Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng : 20.000.000 đồng + 4% của phần tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng : 36.000.000 đồng + 3% của phần tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng : 72.000.000 đồng + 2% của phần tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản trên 4.000.000.000 đồng : 112.000.000 đồng + 0.1% của phần tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Án phí dân sự phúc thẩm về hôn nhân gia đình : 300.000 đồng.

2: Thủ tục ly hôn đơn phương với người mất tích

Bước 1 : Gửi yêu cầu lên Tòa án tuyên bố người mất tích. Hồ sơ bao gồm :

+ Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

+ Tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó;

Bước 2 : Sau khi Tòa án tuyên bố chồng hoặc vợ mất tích, người có yêu cầu ly hôn nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú. Hồ sơ bao gồm :

+ Đơn xin ly hôn.

+ Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).

+ Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.

+ Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

Bước 3, Nộp án phí dân sự tại Chi cục thi hành án huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nếu hồ sơ được tòa án thụ lý.
Bước 4, Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời hạn xét xử của Tòa án là từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng.