Hồ sơ và giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng kí ly hôn

Hồ sơ và giấy tờ chuẩn bị đăng kí kết hôn

Hồ sơ và giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng kí ly hôn.

Khi Bạn đã có quyết định của mình về các vấn đề muốn ly hôn, bạn có thể bắt đầu tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật về Hồ sơ, các giấy tờ cần chuẩn bị tùy thuộc vào bạn thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn như sau:

Hồ sơ giấy tờ

Trong trường hợp Bạn có thể bị mất hoặc không có đủ các loại hồ sơ nêu trên có thể liên hệ với chúng tôi để được Hướng Dẫn việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

CÔNG TY CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ LY HÔN NHANH TRỌN GÓI – CHI PHÍ RẺ

Dịch vụ giải quyết trọn gói tại công ty chúng tôi như sau:

1. Tư vấn các thủ tục về mặt pháp lý

  • Hồ sơ ly hôn
  • Thủ tục ly hôn tại tòa
  • Thẩm quyền giải quyết ly hôn
  • Tư vấn ly hôn trong trường hợp ly hôn thuận tình
  • Tư vấn ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương

2. Tư vấn về vấn đề tài sản khi ly hôn

  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn
  • Tư vấn tài sản riêng của vợ, chồng
  • Tư vấn tài sản chung của vợ, chồng
  • Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng

3. Tư vấn về quyền nuôi con và cấp dưỡng sau ly hôn

  • Tư vấn quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn
  • Tư vấn vấn đề cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con
  • Hướng dẫn các thủ tục, giấy tờ về quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn

 

Nộp đơn ly hôn với người nước ngoài ở Hà Nội

giai-quyet-ly-hon-tai-ha-noi

Câu hỏi: Vợ chồng em đăng kí kết hôn năm 2012, chồng em là người Hàn Quốc. Em muốn ly hôn do vợ chồng chung sống với nhau không hợp, bất đồng quan điểm. Hiện tại chồng em đã về Hàn Quốc. Vậy em muốn ly hôn thì nộp đơn ở đâu? Xin Luật sư tư vấn, chân trọng cảm ơn. ( ly hôn có yếu tố nước ngoài)

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luatsugiadinh24h. Nội dung câu hỏi của bạn được đội ngũ Luật sư của chúng tôi tư vấn như sau:
Trường hợp của bạn là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bởi lẽ, Căn cứ Điều 127- Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

""

THỦ TỤC LY HÔN

1. Hồ sơ xin ly hôn

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu Tòa án).

– Giấy chứng nhận kết hôn (bản gốc);

– Giấy khai sinh của các con (bản sao y chứng thực);

– Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:
+ Bản sao chứng thực CMTND/ CCCD/ hộ chiếu;
+ Bản sao chứng thực hộ khẩu;

– Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:
+ Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Trình tự thực hiện

Trình tự thủ tục của vụ án ly hôn với người nước ngoài như thủ tục chung của vụ án hôn nhân gia đình nói chung. Nhưng trong quá trình giải quyết thì vấn đề ủy thác tư pháp để lấy lời khai của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ gặp nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt khi bị đơn hoặc người có nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài.
Để giải quyết việc ly hôn với người nước ngoài, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Bạn nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bạn đang cư trú.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện Tòa án phân công thẩm phán xem xét tính hợp lệ của Hồ sơ khởi kiện.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, nếu hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ, thẩm phán ra Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và gửi cho người khởi kiện.
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết và nộp lại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 5: Sau khi nhận được Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án mới ra Thông báo về việc thụ lý vụ án và gửi cho các đương sự.
Bước 6: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Thời gian để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật là 06 tháng. Tuy nhiên, thời gian giải quyết thực tế có thể kéo dài hơn rất nhiều vì để giải quyết vụ án, Tòa án cần tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp qua lại với người bên nước ngoài để lấy lời khai của đương sự.

– Trong trường hợp, sau khi tiến hành các thủ tục ủy thác tư pháp, không có kết quả do bị đơn không có địa chỉ rõ ràng, sống lưu vong, không ai quản lý, thì Tòa án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Tòa án những lời khai hoặc các tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

– Sau khi có kết quả Tòa án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử, nếu nguyên đơn ở trong nước công nhận những lời khai, tài liệu gửi về đúng là của bị đơn đang ở nước ngoài. (yếu tố nước ngoài)

Trường hợp bị đơn đang ở nước ngoài, nhưng họ cố tình từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết đến lần thứ hai, thì Tòa án có thể đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Trường hợp không liên hệ được với bị đơn thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú xác định bị đơn mất tích hoặc đã chết theo thủ tục quy định về việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết.

Dịch vụ tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài

LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Mục tiêu của hôn nhân là cuộc sống gia đình hạnh phúc, hòa thuận. Tuy nhiên, không phải lúc nào cuộc sống hôn nhân cũng đạt được mong muốn của đôi bên nam nữ; xuất phát từ lý do này hay lý do khác mà cuộc sống hôn nhân đã đi đến tan vỡ, và lựa chọn cuối cùng của họ là ly hôn. Do sự phát triển mạnh mẽ đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế cũng ngày một phát triển hơn, tính chất các vụ án có yếu tố nước ngoài ngày càng phức tạp hơn.

LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

luatsugiadinh24h với kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn và tranh tụng trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình cùng đội ngũ Luật sư tại Hà Nội, chuyên viên tâm huyết với nghề, chúng tôi luôn luôn thấu hiểu những khó khăn về pháp lý mà khách hàng đang vướng mắc, từ đó chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp an toàn dựa trên cơ sở quy định Pháp luật.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là ly hôn giữa các bên trong đó ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là ly hôn giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Những khó khăn thường gặp khi giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định. Để giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì hoạt động ủy thác tư pháp ra nước ngoài là vấn đề có tính chất quyết định trong việc đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những cá nhân đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Chính vì vậy, việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Nhiều vụ không thể thụ lý giải quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn do không thể cung cấp cho Tòa án địa chỉ của bị đơn.

– Xác định thẩm quyền của Tòa án.

– Xác định nơi cư trú của bên ở nước ngoài. Không ít trường hợp khi khởi kiện đến Tòa thì không xác định được địa chỉ hoặc không có địa chỉ người nước ngoài, khiến Tòa án rất khó khăn trong xác định địa chỉ. Nhiều trường hợp, bị đơn trong vụ án là người đang ở nước ngoài khi biết mình bị khởi kiện tại Tòa án luôn tìm cách né tránh, thay đổi địa chỉ nên Tòa án không thể triệu tập họ tham gia tố tụng và không có chế tài xử lý.

– Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật…

Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 28, Điều 29- BLTTDS 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Theo Khoản 3, điều 35- BLTTDS 2015 quy định:

“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Như vậy, thẩm quyền giải quyết những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/ thành phố giải quyết.

Theo Điều 37- BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Trong trường hợp bị đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì căn cứ vào khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 quy định:

“Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
…..
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết”.

Thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Để giải quyết việc ly hôn với người nước ngoài, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ: Bạn nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bạn đang cư trú.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện Tòa án phân công thẩm phán xem xét tính hợp lệ của Hồ sơ khởi kiện.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, nếu hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ, thẩm phán ra Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và gửi cho người khởi kiện.
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết và nộp lại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 5: Sau khi nhận được Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án mới ra Thông báo về việc thụ lý vụ án và gửi cho các đương sự.
Bước 6: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Thời gian để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật là 06 tháng. Tuy nhiên, thời gian giải quyết thực tế có thể kéo dài hơn rất nhiều vì để giải quyết vụ án, Tòa án cần tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp qua lại với người bên nước ngoài để lấy lời khai của đương sự.

– Trong trường hợp, sau khi tiến hành các thủ tục ủy thác tư pháp, không có kết quả do bị đơn không có địa chỉ rõ ràng, sống lưu vong, không ai quản lý, thì Tòa án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Tòa án những lời khai hoặc các tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

– Sau khi có kết quả Tòa án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử, nếu nguyên đơn ở trong nước công nhận những lời khai, tài liệu gửi về đúng là của bị đơn đang ở nước ngoài.

Trường hợp bị đơn đang ở nước ngoài, nhưng họ cố tình từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết đến lần thứ hai, thì Tòa án có thể đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Trương hợp không liên hệ được với bị đơn thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú xác định bị đơn mất tích hoặc đã chết theo thủ tục quy định về việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết.

Dịch vụ tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Luatsugiadinh24h

– Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng liên quan đến vụ việc
– Tư vấn về vấn đề tài sản chung
– Tư vấn về vấn đề quyền nuôi con
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hồ sơ
– Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?

giấy tờ giải quyết ly hôn

1. Yêu cầu ly hôn đơn phương của vợ hoặc chồng

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn bao gồm hai trường hợp thuận tình ly hônđơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên).

Về nguyên tắc thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

giấy tờ giải quyết ly hôn
giấy tờ giải quyết ly hôn

Tòa án giải quyết việc ly hôn khi có những căn cứ sau:

Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Khi có yêu cầu ly hôn đơn phương từ vợ hoặc chồng, Tòa án sẽ xem xét và tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì sẽ xác định quan hệ hôn nhân xem có căn cứ để giải quyết ly hôn không. Bạo lực gia đình, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục địch của hôn nhân không đạt được là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn
Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này Tòa án sẽ giải quyết ly hôn đơn phương khi có bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng đã biệt tích từ hai năm trở lên tính từ ngày có tin tức cuối cùng về người đó.
Trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Đó là trường hợp ngoài vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2. Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị như sau:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ Hộ chiếu (bản sao y chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao y chứng thực);
– Sổ hộ khẩu (bản sao y chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng: Sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng kí xe…..
– Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.

3. Trường hợp không đủ giấy tờ giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp vì lí do nào đó (mất, chồng/ vợ cố tình giấu) giấy tờ thì bạn vẫn có thể xử lý được để hoàn thiện hồ sơ giấy tờ.

– Về sổ hộ khẩu: Nếu bạn không giữ sổ hộ khẩu gốc, bạn có thể liên hệ với công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú để xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
– Về giấy khai sinh của con: Bạn có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao.
– Về giấy chứng nhận kết hôn: Bạn có thể đến UBND xã/ phường nơi bạn đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.

4. Những giấy tờ để chứng minh tài chính để giành quyền nuôi con

Về nguyên tắc khi xác định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn căn cứ nguyên tắc:
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người me không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
– Con từ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi:
Trường hợp hai bên đều đòi quyền nuôi con, Toà án sẽ xem xét, quyết định giao nuôi con cho bên nào có khả năng đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho con.
Không hiếm trường hợp một bên có thu nhập thường xuyên cao và ổn định, lại đáp ứng đầy đủ về điều kiện nhà ở, ăn uống, sinh hoạt cũng như điều kiện học hành của con… nhưng vẫn không được tòa án giao nuôi con. Lý do là bên đó hay đi công tác hoặc vì lý do khác. Bên đó đã không đáp ứng được điều kiện chăm sóc, giáo dục con, ít có khả năng phát triền đời sống tình cảm cho con do thường xuyên xa nhà…
– Con từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, trong trường hợp con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi, Tòa án sẽ xem xét điều kiện bên nào tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con để quyết định bên nào có quyền trực tiếp nuôi con.

Các điều kiện cơ bản để bảo đảm quyền lợi của con là: Điều kiện nuôi dưỡng (yếu tố vật chất bao gồm nơi ăn chốn ở), điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện phát triển tinh thần như vui chơi giải trí, phát triển đạo đức, môi trường sống, cũng như đạo đức, nhân cách của cha mẹ và v.v…

+ Thu nhập hàng tháng của bạn: Bạn cần chứng minh được thu nhập hàng tháng của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển. (ví dụ như: Hợp đồng lao động, bảng lương hàng tháng, sổ tiết kiệm….)
+ Chỗ ở ổn định: Bạn sẽ có lợi thế hơn khi cho con một nơi ở ổn định khi đối phương không thể. (ví dụ sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng thuê nhà…)
+ Môi trường sống: Bạn sẽ có lợi thế hơn nếu chứng minh được môi trường sống của con khi ở cùng bạn sẽ tốt hơn người kia. Bạn cần chỉ ra con được sống ở đâu sau ly hôn, con ở với ai, môi trường ở đó tốt như thế nào, bạn có thể dành cho con những tiện nghĩ như thế nào, việc học hành và di chuyển của con sẽ được đảm bảo ra sao.
+ Thời gian làm việc của bạn: Bạn sẽ có lợi thế nếu bạn có thể dành cho con nhiều thời gian và sự chăm sóc hơn đối phương.
+ Hành vi của bạn: Nếu bạn chỉ ra rằng hoạt động hàng ngày, lối sống của bạn lành mạnh có ảnh hưởng tới sự phát triển của con tốt hơn đối phương thì bạn sẽ có lợi thế giành quyền nuôi con.

5. Tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Về nguyên tắc, vợ chồng khi ly hôn thì việc giải quyết tài sản do vợ chồng theo thoả thuận. Nếu vợ chồng không thoả thuận được thì Toà án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng.

Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến:

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Với dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh, việc ly hôn của quý khách sẽ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. luatsugiadinh24h sẽ đồng hành, sát cánh cùng với quý khách để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi ly hôn, đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp khi ly hôn cho bạn.

Ly hôn đơn phương với chồng đang ở nước ngoài

Ly hon don phuong voi chong dang o nuoc ngoai

So với thủ tục Ly hôn đơn phương  trong nước thì thủ tục ly hôn với người nước ngoài phức tạp hơn rất nhiều. Luatsugiadinh24h chuyên tư vấn và nhận đại diện trong các vụ án dân sự, chúng tôi xin hướng dẫn quý khách hàng đang quan tâm về thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành và những lưu ý khi thực hiện.

Ly hon don phuong voi chong dang o nuoc ngoai
Ly hôn đơn phương với chồng đang ở nước ngoài

1. Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại các Điều 35, Điều 37- BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.

2. Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao chứng thực Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của vợ, chồng
– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)

3. Trường hợp không có thông tin của chồng hoặc chồng cố tình giấu địa chỉ

Theo công văn số 253/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 nêu rõ:

– Nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ xác định họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết.

– Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

Sau khi xét xử, Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

4. Thời gian giải quyết trong bao lâu ?

– Thời gian ly hôn thuận tình với người nước ngoài: thời gian khoảng từ 01-04 tháng làm việc.
– Thời gian đơn phương ly hôn với người nước ngoài: Cấp sơ thẩm khoảng từ 04-06 tháng làm việc (nếu bị đơn vắng mặt, có tranh chấp tài sản,….thì có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm từ 03-04 tháng làm việc (nếu có kháng cáo).
– Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12-24 tháng làm việc (do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp).

5. Thủ tục giải quyết giải quyết ly hôn với người nước ngoài như thế nào?

Các bước thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện về việc xin ly hôn lên Tòa án có thẩm quyền
Bước 2: Sau 05 ngày làm việc, Tòa án xem xét hồ sơ. Nếu đủ điều kiện Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Dịch vụ tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Luatsugiadinh24h

– Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng liên quan đến vụ việc
– Tư vấn về vấn đề tài sản chung
– Tư vấn về vấn đề quyền nuôi con
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hồ sơ
– Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
– Hỗ trợ, thúc đẩy thời gian giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.

Tranh chấp tài sản khi ly hôn tại Hà Nội

Tranh chấp tài sản khi ly hôn

Tranh chấp về tài sản khi ly hôn thường diễn ra phổ biến và gay gắt khi ly hôn. Tranh chấp về tài sản có thể xuất hiện trong giai đoạn ly hôn hoặc sau khi đã ly hôn trong trường hợp các bên khi ly hôn không có yêu cầu giải quyết phần tài sản nhưng sau đó lại không thỏa thuận được dẫn đến tranh chấp.Tranh chấp tài sản khi ly hôn

Tranh chấp tài sản khi ly hôn
Tranh chấp tài sản khi ly hôn

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn:

Việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn sẽ được tòa án giải quyết dựa trên các nguyên tắc sau:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Một số trường hợp tranh chấp tài sản khi ly hôn

1. Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.

2. Chia quyền sử dụng đất

Khi ly hôn, chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản:
– Nếu cả hai bên đều có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của vợ chồng.
– Nếu không thoả thuận được thì Toà án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn để giải quyết.
– Trong trường hợp chỉ có một bên có nhu cầu và có điều kiện tiếp tục sử dụng đát thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.
– Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia.

b) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở
Việc giải quyết quyền sử dụng đối với loại đất này khi vợ chồng ly hôn áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

c) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Khi ly hôn, vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác (Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Dịch vụ ly hôn trọn gói tại luatsugiadinh24h sẽ hạn chế tối đa thời gian và chi phí cho quý khách trong việc thực hiện thủ tục ly hôn. Chúng tôi đảm bảo cung cấp dịch vụ ly hôn giá rẻ, thời gian nhanh gọn, đồng thời Luật sư sẽ tư vấn chi tiết, đầy đủ về các nội dung liên quan đến vụ án ly hôn để bạn nắm bắt.

Công ty luật Multi Law – Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh tại Hà Nội

luật sư ly hôn thuận tình

Địa chỉ: Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ hotline 0946.220.880 hoặc để lại thông tin của bạn theo form bên dưới để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng, hiệu quả.





    Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về luật hôn nhân gia đình như: thủ tục ly hôn, ly hôn đơn phương (1 bên không đồng ý), ly hôn thuận tình, xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng; phân chia, tranh chấp tài sản tài sản chung khi ly hôn; điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn; căn cứ, thủ tục xác nhận quan hệ cha, mẹ, con; quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con cái, của con cái với cha mẹ… và những vấn đề khác mà bạn tìm hiểu những chưa rõ.

    1. Dịch vụ ly hôn của chúng tôi !

    Luật sư chuyên hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn nhanh trong 1 ngày tại Hà Nội cho tất cả các trường hợp:

    Dịch vụ ly hôn thuận tình khu vực Hà Nội.

    Dịch vụ ly hôn vắng Mặt không cần lên tòa khu vực Hà Nội.

    Dịch vụ ly hôn đơn phương khu vực Hà Nội.

    Dịch vụ Ly hôn có yếu tố nước ngoài. (vợ hoặc chồng là người nước ngoài) khu vực Hà Nội.

    Ly hôn với người mất tích, Bị mất năng lực hành vi dân sự khu vực Hà Nội.

    Ly hôn tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (chung/riêng); chia tài sản sau khi ly hôn khu vực Hà Nội.

    Tranh chấp tài sản (chung/riêng), kế thừa khu vực Hà Nội.

    Các vụ việc nêu trên sẽ được Multilaw giải quyết một cách nhanh chóng, hạn chế đi lại nhiều lần với chi phí hợp lý. Chúng tôi có thể cử cán bộ nhận ủy quyền giải quyết các thủ tục, đương sự không bắt buộc phải trực tiếp tham gia. Giải quyết thủ tục ly hôn một các nhanh chóng.

    Bạn vui lòng gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí và giải quyết nhanh chóng !

     

    2. Một số khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn:

    • Một bên vợ hoặc chồng không hợp tác, cố tình không cung cấp các hồ sơ giấy tờ ly hôn;
    • Thủ tục ly hôn kéo dài phức tạp, đi lại nhiều lần do không am hiểu thủ tục tố tụng tại Tòa án;
    • Không biết được nơi cư trú thực tế của bị đơn dẫn đến hồ sơ bị Tòa án trả lại;
    • Hộ khẩu và nơi cư trú của bị đơn không cùng một nơi dẫn tới việc khó thụ lý hồ sơ;
    • Mất hồ sơ giấy tờ hoặc thông tin trên giấy tờ không khớp với nhau;
    • Các bên đều thuận tình nhưng một bên ở xa hoặc ở nước ngoài, ở trong tù;
    • Ly hôn có tranh chấp về tài sản và con cái;

    3. DỊCH VỤ LY HÔN THUẬN TÌNH CỦA CHÚNG TÔI

    Không qua trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án;

    Sau 07 – 10 ngày có ngay Quyết định ly hôn từ Tòa án;

    Chi phí trọn gói – không có phát sinh, luật sư sẽ chuẩn bị hết hồ sơn, đơn từ, thủ tục đầu vào (Khách hàng không phải mất công, mất thời gian tự làm đơn từ – hồ sơ, tránh sai sót và thiếu hồ sơ. Luật sư công chứng hồ sơ cho khách hàng và làm toàn bộ đơn từ hồ sơ, chi phí theo quy định chung của công ty, không phát sinh thêm chi phí);

    Hỗ trợ Toàn bộ hồ sơ từ A-Z (Xử lý các trường hợp khó, thiếu hoặc mất giấy tờ);

    Ly hôn thuận tình là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.

    Nói một cách rõ hơn thì ly hôn thuận tình được áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn, đã thỏa thuận giải quyết với nhau về các vấn đề tài sản, con chung và không có tranh chấp gì.

    1. Điều kiện để có thể thuận tình ly hôn.

    Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện thuận tình ly hôn như sau:

    “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

    2. Hồ sơ giấy tờ quan trọng trong ly hôn thuận tình ?

    – Về chứng minh thư: Bạn phải có chứng minh thư photo công chứng.

    – Về sổ hộ khẩu: Bạn phải sổ hộ khẩu photo công chứng.

    – Về giấy khai sinh của con: Phải có giấy khai sinh bản sao công chứng, con từ trên 7 tuổi phải lấy nguyện vọng của con.

    – Về giấy chứng nhận kết hôn: Bạn phải có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc.

    – Về xác nhận nơi cư trú của người yêu cầu và người cùng yêu cầu trong trường hợp 2 vợ chồng đang tạm trú: Bạn ra công an phường/xã để xác nhận nơi cư trú của 2 người đang sinh sống.

    Trong trường hợp khó khăn về vấn đề thủ tục, giấy tờ, hoặc thiếu giấy tờ bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được xử lý nhanh chóng, chúng tôi có thể xử lý tất cả các trường hợp thiếu hồ sơ, ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội, chúng tôi có thể giải quyết nhanh cho bạn tại Hà Nội và chắc chắn sẽ giúp được bạn trong mọi trường hợp.

    3. Nộp hồ sơ ly hôn tại  MultiLaw ?

    Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hoặc bạn chưa biết thủ tục hồ sơ cần những gì, thiếu những giấy tờ nào để có thể ly hôn ! hãy liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi tư vấn cho bạn đầy đủ giấy tờ thủ tục và xử lý trường hợp của bạn cực kỳ nhanh chóng.

    4. Phí dịch vụ ly hôn thuận tình ?

    Thay vì tham khảo nhiều nơi, liên hệ ngay với chúng tôi hoặc gửi phản hồi trong hộp thư hỗ trợ để chúng tôi có thể trả lời bạn về chi phí dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh nhất của chúng tôi, thủ tục ly hôn thuận tình trọn gói và chi phí thấp nhất hiện nay.

    5. Thời gian giải quyết

    Thông thường, tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn có thể sẽ được thực hiện trong thời hạn 130 ngày, trong thời gian đó 2 vợ chồng phải lên hòa giải 3 lần. Còn lại việc nhanh hay chậm là ở thời gian tòa án giải quyết tùy trong từng trường hợp khác nhau.

    Thực tế việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương…….., hồ sơ, đơn ly hôn, mỗi Tòa án yêu cầu khác nhau về đơn, về thủ tục và các văn bản đi kèm trong hồ sơ cũng không thống nhất gây khó khăn cho quý khách, tốn kém chi phí và thời gian.

    4. DỊCH VỤ LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CỦA CHÚNG TÔI

    Không qua trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án ;

    Cam kết có quyết định ly hôn từ Tòa án nhanh nhất (Không phải chờ đợi quyết định ly hôn từ hàng tháng tới hàng năm, rất nhiều trường hợp nhiều năm vẫn chưa ly hôn được);

    Chi phí trọn gói – không có phát sinh, luật sư làm hết các thủ tục giấy tờ (Không phải mất công và mất thời gian tự làm hồ sơ tố tụng để bị chậm trễ thời gian có quyết định ly hôn, chi phí theo quy định chung của công ty, trọn gói và không có phát sinh)

    Hỗ trợ Toàn bộ hồ sơ từ A-Z (Xử lý các trường hợp khó, thiếu hoặc mất hồ sơ);

    Ly hôn đơn phương là là sự chấm dứt mối quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của một bên (Vợ hoặc chồng).

    1. Điều kiện ly hôn đơn phương

    Theo Điều 56- Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương nếu có căn cứ sau:

    – Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài.

    – Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

    – Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tình thần của họ.

    Lưu ý: Đối với ly hôn đơn phương là Nam trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không có quyền yêu cầu ly hôn.

    2. Hồ sơ giấy tờ quan trọng phải có?

    – Về chứng minh thư: Bạn phải có chứng minh thư photo công chứng của 2 vợ chồng.

    – Về sổ hộ khẩu: Bạn phải sổ hộ khẩu công chứng của 2 vợ chồng.

    – Về giấy khai sinh của con: Phải có giấy khai sinh bản sao công chứng, con từ trên 7 tuổi phải lấy nguyện vọng của con.

    – Về giấy chứng nhận kết hôn: Bạn phải có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc.

    – Về xác nhận nơi cư trú của bị đơn: Bạn ra công an phường/xã để xác nhận nơi cư trú của bị đơn đang sinh sống.

    Trong trường hợp khó khăn về vấn đề thủ tục, giấy tờ, thiếu hoặc mất giấy tờ bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được xử lý nhanh chóng, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp được bạn trong mọi trường hợp.

    3. Nộp hồ sơ ly hôn tại Công ty Luật MultiLaw ?

    Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hoặc bạn chưa biết thủ tục hồ sơ ly hôn đơn phương cần những gì, thiếu những giấy tờ nào để gửi cho chúng tôi ! Chúng tôi tư vấn cho bạn đầy đủ giấy tờ thủ tục ly hôn và xử lý trường hợp của bạn cực kỳ nhanh chóng.

    4. Phí dịch vụ ly hôn đơn phương ?

    Thay vì tham khảo nhiều nơi, gọi cho chúng tôi hoặc nhắn trực tiếp trong hộp chat hỗ trợ để chúng tôi có thể trả lời bạn về chi phí dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh nhất, thủ tục đơn phương ly hôn trọn gói và chi phí thấp nhất hiện nay.

    5. Thời gian giải quyết

    * Theo quy định của Tòa án về việc ra quyết định cho trường hợp đơn phương ly hôn:

    + Thời hạn xét xử theo Tòa án: Từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

    + Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    5. Sự khác nhau giữa Thuận tình ly hôn và Đơn phương ly hôn ?

    Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về thuận tình ly hôn như sau:

    “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

    Còn đơn phương ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 được quy định tại Điều 56 như sau:

    “Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn…”

    Trường hợp thuận tình ly hôn là do yêu cầu của hai bên vợ và chồng cùng đồng ý ly hôn, thật sự tự nguyện ly hôn. Còn đơn phương ly hôn là do ý chí của một bên yêu cầu ly hôn. Cả hai trường hợp này Tòa án đều bắt buộc phải tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì mới tiến hành giải quyết cho ly hôn.

    Nhưng trong thuận tình ly hôn, do tính chất của việc hai bên đã thỏa thuận được về việc ly hôn nên thường đã có thỏa thuận trước về chia tài sản và người chăm sóc con cái. Khi đã có thỏa thuận của hai bên, Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về chia tài sản, con cái. Nếu không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản và giải quyết người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

    Còn đơn phương ly hôn, tính chất của nó là do ý chí của một bên đứng ra yêu cầu ly hôn nên thường không đạt được các thỏa thuận về tài sản và con cái. Trường hợp này, Tòa án tiến hành hòa giải, các bên có thể có thỏa thuận về chia tài sản và người nuôi con.

    Cho dù chia tài sản và con cái trong trường hợp thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì hai bên đều có quyền tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

    => Với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề một cách toàn diện: Luật Sư cam kết chắc chắn giúp được bạn nhanh chóng có giấy quyết định ly hôn của Tòa án trong thời gian ngắn nhất. Chi phí trọn gói, không có phát sinh !

    Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh nhất tại Hà Nội

    luật ly hôn và gia đình

    Bạn Vui lòng gọi số 0989.082.888 để làm thủ tục ly hôn nhanh chóng và trọn gói.

    Dịch vụ của chúng tôi !

    Bên cạnh việc tư vấn ly hôn miễn phí qua điện thoại, Luật sư ly hôn hỗ trợ giải quyết thủ tục Ly hôn nhanh tại Hà Nội cho tất cả các trường hợp:

    Các vụ việc nêu trên sẽ được Luật sư Multilaw giải quyết một cách nhanh chóng, hạn chế đi lại nhiều lần với chi phí hợp lý. Chúng tôi có thể cử cán bộ nhận ủy quyền giải quyết các thủ tục, đương sự không bắt buộc phải trực tiếp tham gia. Giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương, thuận tình vắng mặt bị đơn nhanh tại Hà Nội.

    Ly hôn nhanh chóng > chi phí hợp lý > Thủ tục trọn gói > chuyên nghiệp > Bảo mật





       

      Một số khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn:

      • Một bên vợ hoặc chồng không hợp tác, cố tình không cung cấp các hồ sơ giấy tờ ly hôn;
      • Thủ tục ly hôn kéo dài phức tạp, đi lại nhiều lần do không am hiểu thủ tục tố tụng tại Tòa án;
      • Không biết được nơi cư trú thực tế của bị đơn dẫn đến hồ sơ bị Tòa án trả lại;
      • Hộ khẩu và nơi cư trú của bị đơn không cùng một nơi dẫn tới việc khó thụ lý hồ sơ;
      • Mất hồ sơ giấy tờ hoặc thông tin trên giấy tờ không khớp với nhau;
      • Các bên đều thuận tình nhưng một bên ở xa hoặc ở nước ngoài, ở trong tù;
      • Ly hôn có tranh chấp về tài sản và con cái;

      1. DỊCH VỤ LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CỦA CHÚNG TÔI

      Không qua trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án ;

      Cam kết có quyết định ly hôn từ Tòa án nhanh nhất (Không phải chờ đợi quyết định ly hôn từ hàng tháng tới hàng năm, rất nhiều trường hợp nhiều năm vẫn chưa ly hôn được);

      Chi phí trọn gói – không có phát sinh, luật sư làm hết các thủ tục giấy tờ (Không phải mất công và mất thời gian tự làm hồ sơ tố tụng để bị chậm trễ thời gian có quyết định ly hôn, chi phí theo quy định chung của công ty, trọn gói và không có phát sinh)

      Hỗ trợ Toàn bộ hồ sơ từ A-Z (Xử lý các trường hợp khó, thiếu hoặc mất hồ sơ);

      Ly hôn đơn phương là là sự chấm dứt mối quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của một bên (Vợ hoặc chồng).

      a) Điều kiện ly hôn đơn phương

      Theo Điều 56- Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương nếu có căn cứ sau:

      – Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài.

      – Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

      – Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tình thần của họ.

      Lưu ý: Đối với ly hôn đơn phương là Nam trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không có quyền yêu cầu ly hôn.

      b) Hồ sơ giấy tờ quan trọng phải có?

      – Về chứng minh thư: Bạn phải có chứng minh thư photo công chứng của 2 vợ chồng.

      – Về sổ hộ khẩu: Bạn phải sổ hộ khẩu công chứng của 2 vợ chồng.

      – Về giấy khai sinh của con: Phải có giấy khai sinh bản sao công chứng, con từ trên 7 tuổi phải lấy nguyện vọng của con.

      – Về giấy chứng nhận kết hôn: Bạn phải có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc.

      – Về xác nhận nơi cư trú của bị đơn: Bạn ra công an phường/xã để xác nhận nơi cư trú của bị đơn đang sinh sống.

      Trong trường hợp khó khăn về vấn đề thủ tục, giấy tờ, thiếu hoặc mất giấy tờ bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được xử lý nhanh chóng, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp được bạn trong mọi trường hợp.

      c) Nộp hồ sơ ly hôn tại Công ty Luật MultiLaw ?

      Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hoặc bạn chưa biết thủ tục hồ sơ ly hôn đơn phương cần những gì, thiếu những giấy tờ nào để gửi cho chúng tôi ! chúng tôi tư vấn cho bạn đầy đủ giấy tờ thủ tục ly hôn và xử lý trường hợp của bạn cực kỳ nhanh chóng.

      d) Phí dịch vụ ly hôn đơn phương ?

      Thay vì tham khảo nhiều nơi, gọi cho chúng tôi hoặc nhắn trực tiếp trong hộp chat hỗ trợ để chúng tôi có thể trả lời bạn về chi phí dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh nhất, thủ tục đơn phương ly hôn trọn gói và chi phí thấp nhất hiện nay.

      e) Thời gian giải quyết

      * Theo quy định của Tòa án về việc ra quyết định cho trường hợp đơn phương ly hôn:

      + Thời hạn xét xử theo Tòa án: Từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

      + Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

      2. DỊCH VỤ LY HÔN THUẬN TÌNH CỦA CHÚNG TÔI

      Hai vợ chồng lên Tòa 01 lần duy nhất, chỉ cần 20 phút làm việc trên Tòa;

      Không qua trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án ;

      Cam kết sau 07 – 10 ngày sau khi ra Tòa có ngay Quyết định ly hôn từ Tòa án;

      Chi phí trọn gói – không có phát sinh, luật sư làm hết đơn từ, thủ tục đầu vào (Không phải mất công, mất thời gian tự làm đơn từ – hồ sơ, tránh sai sót và thiếu hồ sơ. Luật sư công chứng hồ sơ cho khách hàng và làm toàn bộ đơn từ hồ sơ, khách hàng chỉ cần lên Tòa làm thủ tục trong vòng 20 phút, chi phí theo quy định chung của công ty, không phát sinh thêm chi phí);

      Hỗ trợ Toàn bộ hồ sơ từ A-Z (Xử lý các trường hợp khó, thiếu hoặc mất giấy tờ);

      Ly hôn thuận tình là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.

      Nói một cách rõ hơn thì ly hôn thuận tình được áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn, đã thỏa thuận giải quyết với nhau về các vấn đề tài sản, con chung và không có tranh chấp gì.

      a) Điều kiện để có thể thuận tình ly hôn

      Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện thuận tình ly hôn như sau:

      “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

      b) Hồ sơ giấy tờ quan trọng trong ly hôn thuận tình ?

      – Về chứng minh thư: Bạn phải có chứng minh thư photo công chứng.

      – Về sổ hộ khẩu: Bạn phải sổ hộ khẩu photo công chứng.

      – Về giấy khai sinh của con: Phải có giấy khai sinh bản sao công chứng, con từ trên 7 tuổi phải lấy nguyện vọng của con.

      – Về giấy chứng nhận kết hôn: Bạn phải có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc.

      – Về xác nhận nơi cư trú của người yêu cầu và người cùng yêu cầu trong trường hợp 2 vợ chồng đang tạm trú: Bạn ra công an phường/xã để xác nhận nơi cư trú của 2 người đang sinh sống.

      Trong trường hợp khó khăn về vấn đề thủ tục, giấy tờ, hoặc thiếu giấy tờ bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được xử lý nhanh chóng, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp được bạn trong mọi trường hợp.

      c) Nộp hồ sơ ly hôn tại Công ty Luật MultiLaw ?

      Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hoặc bạn chưa biết thủ tục hồ sơ cần những gì, thiếu những giấy tờ nào để có thể ly hôn ! hãy liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi tư vấn cho bạn đầy đủ giấy tờ thủ tục và xử lý trường hợp của bạn cực kỳ nhanh chóng.

      d) Phí dịch vụ ly hôn thuận tình ?

      Thay vì tham khảo nhiều nơi, liên hệ ngay với chúng tôi hoặc gửi phản hồi trong hộp thư hỗ trợ để chúng tôi có thể trả lời bạn về chi phí dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh nhất của chúng tôi, thủ tục ly hôn thuận tình trọn gói và chi phí thấp nhất hiện nay.

      e) Thời gian giải quyết

      Thông thường, tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn có thể sẽ được thực hiện trong thời hạn 130 ngày, trong thời gian đó 2 vợ chồng phải lên hòa giải 3 lần. Còn lại việc nhanh hay chậm là ở thời gian tòa án giải quyết tùy trong từng trường hợp khác nhau.

      Thực tế việc giải quyết ly hôn ở toà án các quận huyện có nhiều sự khác nhau về thời gian, trình tự, yêu cầu về xác nhận tình trạng hôn nhân, hoà giải địa phương…….., hồ sơ, đơn ly hôn, mỗi Tòa án yêu cầu khác nhau về đơn, về thủ tục và các văn bản đi kèm trong hồ sơ cũng không thống nhất gây khó khăn cho quý khách, tốn kém chi phí và thời gian.

      Ly hôn (hay ly dị)

      ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

      Pháp luật ly hôn thay đổi đáng kể trên toàn thế giới nhưng trong hầu hết các nước, nó đòi hỏi phải có phán xử của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo một thủ tục pháp lý nhất định. Thủ tục pháp lý cho việc ly dị cũng có thể liên quan đến các vấn đề hỗ trợ vợ chồng, nuôi con, hỗ trợ trẻ em, phân phối tài sản và phân chia các khoản nợ. Trong trường hợp một vợ một chồng là pháp luật, ly hôn cho phép mỗi bên có quyền kết hôn tiếp.

      3: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

      • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án chia theo quy định của pháp luật
      • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
      • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
      • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
      • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
      • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
      • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
      • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
      • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
      • Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

      Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

      • Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
      • Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.

      Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

      Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

      Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

      • Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định.
      • Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
      • Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
      • Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định;
      • Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

      Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định.

      4. Sự khác nhau giữa Thuận tình ly hôn và Đơn phương ly hôn ?

      Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về thuận tình ly hôn như sau:

      “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

      Còn đơn phương ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 được quy định tại Điều 56 như sau:

      “Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

      1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

      2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn…”

      Trường hợp thuận tình ly hôn là do yêu cầu của hai bên vợ và chồng cùng đồng ý ly hôn, thật sự tự nguyện ly hôn. Còn đơn phương ly hôn là do ý chí của một bên yêu cầu ly hôn. Cả hai trường hợp này Tòa án đều bắt buộc phải tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì mới tiến hành giải quyết cho ly hôn.

      Nhưng trong thuận tình ly hôn, do tính chất của việc hai bên đã thỏa thuận được về việc ly hôn nên thường đã có thỏa thuận trước về chia tài sản và người chăm sóc con cái. Khi đã có thỏa thuận của hai bên, Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về chia tài sản, con cái. Nếu không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản và giải quyết người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

      Còn đơn phương ly hôn, tính chất của nó là do ý chí của một bên đứng ra yêu cầu ly hôn nên thường không đạt được các thỏa thuận về tài sản và con cái. Trường hợp này, Tòa án tiến hành hòa giải, các bên có thể có thỏa thuận về chia tài sản và người nuôi con.

      Cho dù chia tài sản và con cái trong trường hợp thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì hai bên đều có quyền tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

      => Với mục đích giúp quý khách hiểu và giải quyết vấn đề một cách toàn diện: Luật Sư cam kết chắc chắn giúp được bạn nhanh chóng có giấy quyết định ly hôn của Tòa án trong thời gian ngắn nhất. Chi phí trọn gói, không có phát sinh !

      Dịch vụ giải quyết ly hôn trọn gói tại Công ty Luật Multi Law

      Với hơn 8 năm kinh nghiệm xử lý giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan đến luật hôn nhân và gia đình. Công ty Luật Multi Law đã trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín tại Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc trong việc giải quyết hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai, tài sản, thừa kế trọn gói.

      dịch vụ ly hôn trọn gói tại Hà Nội

      Khi khách hàng có nhu cầu cần luật sư “tư vấn về ly hôn, thủ tục ly hôn, giải quyết ly hôn trọn gói, tranh chấp tài sản khi ly hôn, ly hôn nhanh….” hay gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0946.220.880

      Dịch vụ giải quyết ly hôn trọn gói tại công ty chúng tôi như sau:

      1. Giải quyết các thủ tục về mặt pháp lý

      • Hồ sơ ly hôn

      • Thủ tục ly hôn tại tòa

      • Thẩm quyền giải quyết ly hôn

      • Giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn thuận tình

      • Giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương

      2. Giải quyết về vấn đề tài sản khi ly hôn

      • Giải quyết nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn

      • Giải quyết tài sản riêng của vợ, chồng

      • Giải quyết tài sản chung của vợ, chồng

      • Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng

      3. Giải quyết về quyền nuôi con và cấp dưỡng sau ly hôn

      • Giải quyết quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn

      • Giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

      • Giải quyết quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con

      • Hướng dẫn các thủ tục, giấy tờ về quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn

      Tìm hiểu về luật pháp Mỹ – Luật Hiến pháp Hoa Kỳ : Giới Thiệu Hệ Thống Pháp Luật Hoa Kỳ (Phần 1)

      Công việc hàng ngày của các tòa án trên toàn nước Mỹ là đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến số phận của hàng ngàn người. Một số quyết định chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp đến một hành vi pháp lý nào đó, nhưng nhiều quyết định đưa ra các phán quyết về quyền, lợi ích và nguyên tắc pháp lý tác động đến hầu như tất cả người dân Mỹ. Do đó, mỗi một phán quyết chắc chắn sẽ được nhiều người Mỹ chào đón, trong khi lại bị nhiều người khác phản đối; đôi khi số người phản đối còn nhiều hơn số người ủng hộ. Tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhậ n tính pháp lý của các quyết định này, cũng như phải thừa nhận vai trò của tòa án là người giải thích luật pháp cuối cùng. Người Mỹ không còn tranh cãi về vấn đề pháp chế và đã tin tưởng vào hệ thống luật pháp Hoa Kỳ.
      Tìm hiểu về luật pháp Mỹ - Luật Hiến pháp Hoa Kỳ : Giới Thiệu Hệ Thống Pháp Luật Hoa Kỳ

      Chúng ta sẽ dần dần xem xét hệ thống đó. Phần lớn nội dung sẽ tập trung giải thích xem các tòa án Hoa Kỳ được tổ chức và hoạt động như thế nào. Tòa án là trung tâm của hệ thống pháp lý, nhưng hệ thống này không chỉ có tòa án. Ngày qua ngày, trên toàn nước Mỹ, các tòa án liên bang, bang và địa phương vẫn không ngừng diễn giải luật pháp, giải quyết tranh chấ p theo luậ t pháp, và thậm chí đôi lúc còn huỷ bỏ luật nếu như luật vi phạm những quyền hiến định. Trong lúc đó, cũng có hàng triệu người Mỹ vẫn giao dịch hàng ngày mà không phải đụng tới tòa án. Nhưng họ cũng dựa vào hệ thống pháp lý. Một đôi vợ chồng trẻ mua nhà, hai thương nhân ký kết hợp đồng, bố mẹ viết di chúc thừa kế cho con cái – tất cả đều phải chắc chắn, có thể lường trước, và cần có các quy tắc hiệu lực chung trên cơ sở pháp chế và đều được hệ thống pháp luật Hoa Kỳ bảo đảm. Phần giới thiệu này sẽ giúp người đọc làm quen với cấu trúc cơ bản và những từ ngữ chuyên ngành của luật pháp Hoa Kỳ. Các chương sau sẽ đi vào chi tiết, và giúp hiểu thêm quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc gia phát triển, và những thực tiễn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp.

      HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG MỸ:

      Tổng quan:

      Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Mỹ. Như giải thích ở dưới, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.
      Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ mộ t cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.

      Nhưng ngoài ra còn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa.

      NGUỒN LUẬT LIÊN BANG

      Hiến pháp Hoa Kỳ
      Tính tối cao của Luật liên bang

      Trong giai đoạn 17811788, đã có một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang. Một Quốc hội tòa n quố c tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án củ a các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyề n pháp lý liên bang, trừ quy định về tòa án hàng hải.

      Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp:

      Hiến pháp này, và các luật của Hợp chúng quốc được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, và tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc, sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.

      Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi Hiến pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụ ng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong nhữ ng lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả lời vấn đề nà y; lịch sử còn nhiều thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn tiếp tục vật lộn để định ra đường phân giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.
      Mỗi ngành có một vai trò trong Hệ thống luật pháp

      Khi những người dự thảo Hiến pháp tìm cách củng cố nhà nước liên bang, họ cũng sợ là sẽ tăng cường quyền lực quá mức. Một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia thà nh các ngành. Như James đã giải thích trên tờ Federalist (Người liên bang) số 51, “sự lạm dụng quyền lực được khống chế bằng cách chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật.

      1