Mua bán nhà đất nhưng chưa sang tên Sổ đỏ thì làm thế nào?

Hồ sơ và giấy tờ chuẩn bị đăng kí kết hôn
Hiện nay nhiều người mua bán nhà đất nhưng không thực hiện thủ tục sang tên. Vậy, mua bán nhà đất nhưng chưa sang tên Sổ đỏ thì làm thế nào để việc chuyển nhượng có hiệu lực pháp luật?
 
 
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa sang tên dẫn tới tình trạng tiền đã trả hết nhưng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vẫn thuộc về bên bán (bên chuyển nhượng). Hay nói cách khác, việc chuyển nhượng chưa có hiệu lực. Để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định thì người dân thực hiện theo hướng dẫn sau:
Mua bán nhà đất trước ngày 01/7/2014
Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định (chưa đăng ký biến động hay còn gọi là chưa sang tên Sổ đỏ) được quy định như sau:
Người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền hoặc hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận mà không phải làm thủ tục đăng ký biến động, cụ thể:
Bước 1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
 
Bước 2. Giải quyết yêu cầu
– Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
– Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nếu:
+ Không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận mới.
+ Nếu có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.
Bước 3. Trả kết quả
Như vậy, trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở trước ngày 01/7/2014 (ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành) mà chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền hoặc hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng nhưng chưa đăng ký biến động thì nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới, Giấy chứng nhận cũ sẽ bị hủy.
Mua bán nhà đất từ 01/7/2014 đến nay
Nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở nhà ở từ ngày 01/7/2014 đến nay mà chưa sang tên thì các bên thực hiện đúng thủ tục sang tên theo quy định pháp luật, cụ thể:
Bước 1. Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng
 
Bước 2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
 
Bước 3. Nộp hồ sơ sang tên
Kết luận: Mua bán nhà đất nhưng chưa sang tên Sổ đỏ thì việc mua bán đó chưa có hiệu lực pháp luật. Hiện nay, muốn có hiệu lực pháp luật thì các bên phải thực hiện thủ tục sang tên.

 

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ, chồng sau khi ly hôn ?

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ
Câu hỏi tư vấn: Hôm nay Tôi đã ra tòa, cả 2 đồng ý ly hôn nhưng còn liên quan đến tài sản chưa thỏa thuận được, tại tòa thảm phán nói là tách riêng tranh chấp tài sản, tạm thời giải quyết ly hôn trước, tôi cũng đã đồng ý ký vào biên bản ly hôn, phần tài sản ghi không nhờ tòa giải quyết. Và chờ 7 ngày nếu không có kháng lại thì tòa ký quyết định cho ly hôn.
Vậy nhờ luật sư tư vấn về vấn đề tài sản khi chưa thỏa thuận được khi đã ký ly hôn xong thì có rủi ro gì không? Vì chúng tôi có căn hộ chung cư, chưa có sổ đỏ, mới có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và có vay ngân hàng 400 triệu, cả 2 vợ chồng đều ký vay. Nếu vợ tôi tự ý làm sổ(khi đã ly hôn  xong) nếu như lách luật thì tôi có rủi ro gì không? (vì trước khi ly hôn vợ tôi không thỏa thuận được và bảo ra tòa phân chia). Trân thành cảm ơn!
Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ
Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ
Trả lời tư vấn:
Do pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ, chồng với việc giải quyết ly hôn mà có thể tách ra giải quyết thành vụ riêng biệt. Theo đó, trong trường hợp của bạn nếu chưa thỏa thuận được với nhau về chia tài sản chung thời kỳ hôn nhân (do còn hợp đồng mua bán chung cư chưa có sổ đỏ; hợp đồng vay ngân hàng 400 triệu) thì có thể giải quyết ly hôn trước; còn tài sản chưa thỏa thuận phân chia được thì vẫn coi đó là tài sản chung, nợ chung của vợ, chồng chưa chia (tức việc ly hôn không ảnh hưởng tới việc phân chia tài sản chung). Thời điểm đã có bản án ly hôn của Tòa mà hai vợ, chồng vẫn không thỏa thuận hoặc phát sinh tranh chấp không giải quyết được thì khi đó có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu chia tài sản chung vợ, chồng sau ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Liên quan tới việc sau khi ly hôn mà chưa giải quyết việc phân chia tài sản, vợ bạn đã tự ý làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư trong thời kỳ hai vợ, chồng sống chung đã mua nhưng chưa ra sổ đỏ là trái với quy định pháp luật (nếu là tài sản chung nên cả hai cùng đúng tên trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Theo đó, khi phát hiện ra vợ bạn đã sang tên thì bạn chỉ cần chứng minh được căn hộ chung cư được hai, vợ chồng trong thời kỳ kết hôn (thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng), do công sức đóng góp của hai bên thì dù vợ bạn có đứng tên một mình trên giấy chứng nhận thì quyền lợi của bạn vẫn không bị ảnh hưởng – vẫn xác định tài sản chung chưa chia và bạn có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia tài sản chung đó. Hoặc để đảm bảo thì trước khi vợ bạn làm thủ tục sang tên thì bạn có thể làm đơn đề nghị gửi Phòng đăng ký đất đai để dừng giao dịch liên quan tới việc cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng… cho vợ bạn vì đang còn trong quá trình tranh chấp.

 

Giải quyết tài sản của nam, nữ chung sống với nhau không đăng ký kết hôn

luật ly hôn và gia đình

Luật sư tư vấn về trường hợp tranh chấp về tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Nội dung tư vấn: Chào Luật sư, Tôi nhờ luật sư tư vấn giùm tôi như sau.Tôi và vợ tôi có đám cưới ở quê lúc tháng 3/2015, nhưng không đăng ký kết hôn. Gia đình cha mẹ 2 bên nghèo, nên không có cho tài sản gì. Năm 2016, tôi có mua nhà trả góp bằng tiền lương hàng tháng của tôi qua chuyển khoản ngân hàng, tới nay vẫn còn phải trả góp tới năm 2028 mới xong. Giấy tờ nhà do tôi đứng tên với giấy chứng nhận còn độc thân của tôi. Khi vợ chồng sống chung tới nay, tôi có đưa tiền hàng tháng cho vợ chi tiêu trong nhà, còn lương của vợ thì vợ tự do tiêu xài, không có gửi tôi đồng nào và tôi cũng không quan tâm. Vợ chồng không có con cái. Vậy vợ tôi đòi khiếu nại và chia tài sản căn nhà khi 2 người chia tay, thế thì vợ tôi có được chia phần không ? Xin cảm ơn sự tư vấn nhiệt tình của luật sư.Rất mong sự hồi âm sớm của luật sư.
Trả lời:
 
Căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp, bạn và vợ bạn có tổ chức đám cưới ở quê hồi tháng 3/2015, tuy nhiên không đăng ký kết hôn. Theo khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
 
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Trường hợp hai bên chỉ tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Nếu có tranh chấp về tài sản thì được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
Đối với căn nhà bạn mua trả góp năm 2016 bằng tiền lương của bạn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đứng tên bạn và giấy chứng nhận còn độc thân thì có thể được xác định là tài sản riêng của bạn, đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, khi hai bên không còn tiếp tục chung sống thì tài sản của người nào thì vẫn thuộc sở hữu của người đó. Nếu có tranh chấp mà hai bên không tự thỏa thuận được thì theo quy định của Bộ luật dân sự, nếu bên nữ muốn được chia một phần tài sản (căn nhà) thì bắt buộc người đó phải chứng minh được công sức đóng góp của mình vào việc mua căn nhà, nếu không chứng minh được thì không có căn cứ để yêu cầu chia tài sản.
Trân trọng./

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2020

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác là một tội danh được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017). Luật sư phân tích những quy định pháp lý về tội danh này và giải đáp một số vướng mắc khác liên quan:
1. Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điều 139 luật hình sự năm 1999 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định trước đây, tại Điều 139 luật hình sự năm 1999 quy định:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo điểm a, khoản 2, điều 1 luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định : “Sửa đổi cụm từ “năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 139”.
Theo quy định hiện nay: tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quy định mới của luật hình sự năm 2015 có nhiều thay đổi so với bộ luật hình sự cũ về hình phạt cũng như những tình tiết định khung về số lượng tiền lừa đảo hoặc chiếm đoạt:
 
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN KHOA HỌC VỀ TỘI DANH LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN:
Khái niệm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó
1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
a) Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.
Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự
– Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.
b) Dấu hiệu khác
Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
2. Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác
3. Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Tuy nhiên cần lưu ý:
Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định.
Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng ( như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
Trân trọng./.
2. Bị lừa đảo khi nhờ xin việc giải quyết thế nào ?
 
Xin chào Luật sư! Em có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Em có quen một chị, ban đầu chỉ là găp vài lần thành quen, sau đó một lần tình cờ gặp tại quán cafe và nói chuyện, chị đó biết công việc em làm không ổn định, nên bảo có thể giúp em xin vào một cơ quan nhà nước.
Sau đó, em lưỡng lự nên thôi, bẵng đi khoảng 1 tháng sau, chị ta gọi điện cho em, bảo có chỗ làm tốt, bảo em gửi hồ sơ cho chị ta và đưa trước 3 triệu để lo tiền nước, em đưa chị ta hồ sơ và tiền. Nhưng đến 2 tháng sau chị ta lại gọi bảo em chỗ đó không tốt lắm nên gửi hồ sơ vào một chỗ tốt hơn, em cũng tin. sau đó chị ta bảo em là hồ sơ đã được thẩm định, được chấp nhận rồi, chờ đi làm thôi. Chị ta bảo bây giờ đưa trước chị ta 40 triệu để lo cho người ta và ra quyết định. Em đưa chị ta 40 triệu (lúc em đưa tiền có cả chồng chị ta). Nhưng cả tháng sau không thấy gì, em gặp chị ta em hỏi, chị ta bảo để chị ta hỏi lại và trả lời liền, hai ngày sau chị ta gọi em lên và bảo công việc gần xong nhưng phải đưa thêm 10 triệu, em bảo không có tiền thì chị ta bảo chị ta cho mượn đưa người ta rồi từ từ em trả lại. Sau đó 1 tuần chị ta gọi điện bảo em đưa trả tiền chị ta vì chị ta đã lo việc cho em và đang cần tiên. Em tin tưởng chị ta vì chị này là ở chi cục thi hành án mà gia đình cũng tốt nhưng sau khi lấy đủ tiền em thì đến gần 5 tháng sau em không thấy quyết định ở đâu hết, trong thời gian này em hỏi chị ta, thì chị ta viện đủ lí do là nơi em nộp hồ sơ đang bận công việc.
Đến tháng 8/2015 em phát hiện chị ta làm hồ sơ chuyển công tác vào thành phố Hồ Chí Minh, nên em bảo chị phải trả lời dứt khoát, thì lúc này chị ta hẹn đi gặp chỗ em xin việc rồi trả lời. Hôm sau chị ta bảo em chỗ công việc đó không xong rồi, và chị ta hứa sẽ trả tiền lại cho em. Tuy nhiên từ tháng 9/2016 đến nay, em bảo chị ta trả tiền cho em thì chị ta cứ hẹn lần lữa hết lần này đến lần khác, có khi còn bảo chồng gọi để hẹn nợ. Em uất quá, giờ em đang cần tiền gọi chị ta trả thì chị ta không nghe máy, nhắn tin không trả lời? Theo luật sư, những hành vi trên của chị ta có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?
– Nếu bây giờ em muốn khởi kiện chị ta thì cần những thủ tục gì? Em có lưu những đoạn tin nhắn trao đổi đòi tiền qua lại giữa em và chị ta, cũng như một đoạn ghi âm.
Rất mong nhận được sự tư vấn. Em xin cảm ơn!
Trả lời
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đưa cho người khác tổng số tiền là 43 triệu đồng để nhờ xin việc.Tuy nhiên thì sau một quãng thời gian dài bạn vẫn không có kết quả và người này có dấu hiệu không trả lại tiền cho bạn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn hai khả năng như sau:
– Nếu khi đưa tiền, bạn và người này kí với nhau hợp đồng vay tài sản thì hợp đồng này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 137 , Bộ luật dân sự 2005 thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu.
“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
 
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”
Như vậy, người nhận chạy việc cho bạn sẽ phải hoàn trả lại cho bạn số tiền 20 triệu đồng đã nhận từ bạn. Nếu người này nhất định không trả thì bạn có quyền kiện ra Tòa để đòi lại số tiền đã đưa. Khi nộp đơn thì bạn sẽ phải đưa kèm theo các chứng cứ như những đoạn tin nhắn đòi tiền trao đổi giữa bạn và người này và bản ghi âm các cuộc gọi đòi tiền.
– Nếu giữa bạn và người này không có hợp đồng vay tài sản và người này không trả tiền thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an khởi tố người này về tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sư 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (vì người này làm việc taịicơ quan thi hành án):
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Điều 279. Tội nhận hối lộ
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
3. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào ?
 
Thưa luật sư, Hôm qua em có nhận được tin nhắn trúng thưởng qua facebook với giải thưởng là 1 xe SH125i trị giá 81 triệu đồng, 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng và 1 thẻ đổ xăng trị giá 5 triệu đồng.
Tin nhắn đó yêu cầu em truy cập vào một trang để làm hồ sơ nhận giải, sau đó yêu cầu em nạp 2 triệu tiền thẻ cào điện thoại để chứng thực hồ sơ, sau đó em được một người tên Đ yêu cầu em đóng 5 triệu tiền thẻ cào để làm thủ tục nhận giải. Sau khi em đóng xong 5 triệu thì em lại nhận được điện thoại yêu cầu đóng 10 triệu tiền thuế VAT cũng bằng thẻ cào điện thoại. Rồi lại bảo em gửi 5 triệu vào tài khoản của em để ngân hàng xác thực tài khoản thì ngân hàng mới chuyển tiền. Sau đó em nhận được điện thoại yêu cầu cấp số điện thoại lúc em làm thẻ để ngân hàng xác thực tài khoản.
Em cấp số điện thoại như yêu cầu, sau đó thì nhận được tin nhắn từ ngân hàng báo về là tài khoản của em đã chuyển tiền sang một tài khoản khác. Em gọi điện lại cho anh ta nhưng không được. Xin luật sư tư vấn giúp em, bây giờ em phải làm như thế nào ?
Em xin chân thành cám ơn !
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản :
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Dấu hiệu pháp lý của tội này như sau:
– Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác
– Xâm hại đến quyền sở hữu của người khác
– Cố ý thực hiện hành vi
– Giá trị tài sản từ 2 triệu trở lên
Trong trường hợp này, Đ đã dùng thủ đoạn gian dối lợi dụng lòng tin của bạn để chiếm đoạt số tiền 22 triệu đồng. Như vậy, Đ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Do bạn chỉ nắm được thông tin của người này qua điện thoại, do đó bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an để được giải quyết kèm theo bằng chứng theo quy định của Luật Tố cáo để chứng minh việc tố cáo của bạn là hợp pháp.
Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003 quy định về tố giác và tin báo về tội phạm:
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản theo quy định của Luật tố cáo số 03/2011/QH13.
4. Cách xử lý hành vi lừa đảo qua Lừa Đảo qua Zalo ?
 
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có quen một người bạn nữ qua mạng xã hội zalo, trong quá trình quen biết, cô ấy thường hay kể lể cuộc sống khó khăn và đang ở nước ngoài ( do cô ấy khai như vậy ) rồi sau một thời gian cô ấy có mượn tôi ít tiền để mua đồ dùng cá nhân ở VN vì ở xa nên không tiện gửi lắc nhắc nhờ tôi chuyển tiền cho một người tên A để người này mua hàng giùm cô ta.
Tôi tin tưởng nên đã nhiều lần gửi cho người A. Về sau, khi cãi nhau, thì cô bạn đó đã chặn nick liên lạc với tôi, (tôi không có kênh liên lạc nào khác ngoài zalo). Tôi có nhiều điều nghi ngờ về người chủ tài khoản A có hành vi câu kết với người nữ đó chiếm đoạt tài sản tôi. Bởi vì tôi có yêu cầu anh A cung cấp thông tin mua bán cũng như hóa đơn chứng từ mua hàng từ người bạn nữ đó thì anh ta nói cty bán hàng online nên ko còn giữ. Khi tôi yêu cầu cho tôi xem địa chỉ mà A chuyển hàng qua nước ngoài (ký gửi qua hải quan sân bay )cho cô ấy thì A ngập ngừng rồi cho tôi 1 địa chỉ đại.
Sau đó, Tôi gửi địa chỉ đó đến cảnh sát địa phương của nước đó thì họ trả lời tôi rằng địa chỉ không đúng trong khi anh A đó khẳng định với tôi rằng anh ta đã chuyển theo địa chỉ đó rất nhiều trong 1 năm rồi, cả 2 văn phòng cảnh sát nước ngoài đều xác nhận với tôi qua email rằng địa chỉ người A cung cấp là sai, không tồn tại như vậy. Qua đó, tôi có thể kết luận anh A và cô bạn nữ đó đang cố tình dựng chuyện chiếm đoạt tài sản của tôi không? Tôi có cở sở pháp lý làm đơn tố cáo anh A không? còn người bạn nữ đó thì tôi không có thông tin. Đối với anh A, tôi còn số điện thoại, số tài khoản giao dịch, tên giao dịch, bằng chứng cung cấp địa chỉ giả mạo, và email xác nhận địa chỉ đó sai từ cảnh sát nước ngoài. Tổng số tiền tôi đã chuyển đã gần 30 triệu vnd trong vòng 4 tháng.
Luật sư tư vấn:
Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Như bạn trình bày: Bạn có quen và nói chuyện với một người bạn ở nước ngoài qua Zalo. Sau quá trình nói chuyện, bạn có cho người đó mượn tiền với số tiền là 30 triệu. Bạn đã gửi nhiều lần thông qua Anh A để mua hàng gửi cho người bạn ở nước ngoài. Nhưng sau đó do mâu thuẫn giữa hai người cắt đứt liên lạc. Hỏi anh A thì anh A cung cấp địa chỉ nơi gửi tiền cho người bạn nước ngoài không có thực. Hiện nay bạn chỉ có một số thông tin về anh A để tìm manh mỗi người bạn bên nước ngoài. Vấn đề của bạn được pháp luật quy định như sau:
Đối với hành vi và vai trò của anh A trong quá trình bạn gửi tiền để nhờ mua hàng gửi ra nước ngoài thì anh A chỉ là trung gian giữa bạn và người bạn nước ngoài trong vụ việc này. Do đó giữa anh A và người bạn nước ngoài này sẽ có sự liên lạc và trao đổi thông tin với nhau. Như liên lạc thông tin để mua hàng, địa chỉ gửi hàng qua sân bay. Nên việc đưa thông tin về địa chỉ của người bạn nước ngoài cho bạn mà địa chỉ đó không tồn tại là đã có sự mâu thuẫn.
Ở đây bạn có số tài khoản giao dịch, tên giao dịch tức sẽ có thông tin về số lần chuyển tiền và số tiền. Công với thông tin qua tin nhắn Zalo còn lưu trong Nick máy bạn nên có thể xác thực được việc anh A đã tham gia thực hiện giao dịch này.
Do đó việc anh A cung cấp địa chỉ không tồn tại là đang có hành vi che dấu tội phạm được quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự 1999, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Văn bản mới: Luật hình sự năm 2015). Bạn có thể viết đơn tố cáo anh A với tội danh này để công an vào cuộc điều tra hành vi của anh A và thông tin của người bạn nước ngoài có hành vi lừa đảo không.
5. Tư vấn xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Vì tin tưởng làm ăn lâu năm nên tôi đưa sổ đỏ cho người đó bán nhà trả nợ cho tôi, nhưng bán nhà xong người đó không trả còn trốn đi mất, khi làm ăn với người đó tôi chỉ ghi địa chỉ thông tin trên giấy CMND, thông tin đó là nơi cư trú của ba má người đó, gia đình người đó biết chuyện nhưng bao che, vậy tôi khởi kiện ra tòa như thế nào và án phí khởi kiện bao nhiêu ?
Xin cho tôi biết. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Với những tình tiết mà bạn đã nêu có thể thấy dấu hiệu tội phạm trong tình huống này. Nó có thể là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 BLHS.
Bạn có thể gửi đơn đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện nơi mà người đó cư trú. Theo quy đinh tại Điều 12 Luật cư trú thì Nơi cư trú của công dân xác định như sau:
“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.
Như vậy bạn có thể gửi đơn đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện người đó đang sinh sống. Trường hợp bạn cũng không biết nơi mà người đó đang sinh sống thì bạn có thể gửi đơn đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện nơi mà người đó cư trú lần cuối cùng theo như bạn được biết.
Mức án phí hình sự sơ thẩm là 200 nghìn đồng.
Còn đối với việc gia đình người đó biết nhưng bao che thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 314 BLHS: Tội không tố giác tội phạm
“1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Trân trọng./.

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất ?

Luật sư tư vấn:

Hôn nhân là một vấn đề quan trọng, đó là sự tự nguyện đến với nhau của các bên và việc đăng ký kết hôn là một nội dung cũng rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Nêu hai bên đến với nhau bằng tình yêu thì đăng ký kết hôn sẽ là bằng chứng cho tình yêu đó được nhà nước chứng nhận. Vì vậy để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, để các bên có trách nhiệm với nhau hơn thì khi kết hôn thì phải đi đăng ký.

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2020
Về thủ tục đăng ký kết hôn sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
 
1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn
Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Bản sao sổ hộ khẩu;
– Bản sao Chứng minh nhân dân;
– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;
Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:
Thứ nhất, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Thứ hai, đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện. Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”.
Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.
Thứ ba, trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh). Trường hơp này các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch:
“Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.
2. Về điều kiện để đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn; Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định gồm: Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần); Kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời; Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…
3. Một số vấn đề liên quan đến việc kết hôn:
Thứ nhất, về thời gian có giấy chứng nhận kết hôn: Trong vòng 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục, Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.
Thứ hai, đối với hôn nhân đồng giới – Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết hôn là điều cần thực hiện để vừa bảo đảm chấp hành theo đúng pháp luật vừa có cơ sở quan trọng cho việc vợ chồng kết thành một gia đình.

 

Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Tại sao phải tìm luật sư khi tranh chấp đất đai ?
Đất đai, nhà cửa là tài sản có giá trị lớn, các quan hệ pháp luật liên quan đến đất đai rất phức tạp, tồn tại nhiều dạng tranh chấp khác nhau như: tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp mốc giới, lối đi chung, tranh chấp thừa kế đất đai, tranh chấp nhà đất là tài sản chung, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…. và các dạng tranh chấp này được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Khi xảy ra các tranh chấp, điều đầu tiên cần phải làm là lựa chọn một Công ty luật, một luật sư chuyên về đất đai để được tư vấn.
Khi gặp được luật sư chuyên về đất đai tư vấn thì bạn mới biết được:
       =>   Quan hệ tranh chấp đất đai của bạn?
       =>   Các quy định pháp luật cụ thể đối với trường hợp tranh chấp của bạn?
       =>   Quyền lợi của bạn đến đâu?
       =>   Những điểm mạnh, điểm yếu của bạn trong quan hệ tranh chấp đó?
       =>   Giải pháp thực hiện giải quyết tranh chấp theo hướng nào?
       =>   Các bước ban đầu phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi của bạn là gì?
Khi bạn gặp được luật sư chuyên về đất đai và được tư vấn chính xác, cũng như người bệnh gặp được đúng thầy thuốc thì quan hệ tranh chấp của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, dứt điểm không mất nhiều thời gian, đồng thời có khả năng giảm thiểu được nhiều chi phí như án phí, các chi phí “nhờ cậy” đường vòng mà không mang lại hiệu quả gì.
Luật Đại An Phát có luật sư chuyên về đất đai hay không ?
Công ty luật Đại An Phát có đội ngũ luật sư chuyên về đất đai với nhiều năm kinh nghiệm và đã từng giải quyết nhiều vụ tranh chấp đất đai tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Khi bạn có vướng mắc liên hệ với Công ty luật Đại An Phát bạn sẽ được đội ngũ luật sư chuyên về đất đai tư vấn miễn phí, chi tiết và chính xác các vấn đề liên quan trong vụ việc của mình.
Dịch vụ luật sư chuyên về đất đai như thế nào ?
Công ty luật Đại An Phát cung cấp dịch vụ luật sư chuyên về đất đai. Luật sư Công ty luật Đại An Phát sẽ thực hiện:
          =>     Nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ việc
          =>    Tư vấn các vấn đề pháp lý quan trọng trong vụ việc
          =>    Đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp
          =>    Trực tiếp xác minh các chứng cứ quan trọng phục vụ trong việc giải quyết tranh chấp
          =>   Đại diện liên hệ làm việc với các bên liên quan nhằm thu thập chứng cứ, hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết vụ việc
          =>    Trực tiếp thương lượng, đàm phán với các bên liên quan nhằm giải quyết vụ việc
         =>   Soạn, gửi toàn bộ các đơn thư, văn bản tới các cơ quan chức năng để thực hiện các quyền và hoặc bảo vệ  quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng
          =>    Luật sư tham gia các giai đoạn tố tụng hoặc đại diện ủy quyền theo yêu cầu
Chi phí sử dụng dịch vụ luật sư chuyên về đất đai như thế nào ?
         Khi liên hệ Công ty luật Đại An Phát tư vấn  bạn sẽ được ưu đã:
      =>   Miễn phí toàn bộ tư vấn sơ bộ qua điện thoại
      =>   Miễn phí tư vấn sơ bộ quan mail, zalo, facebook
      =>   Miễn phí toàn bộ các chi phí thẩm định hồ sơ và tư vấn trực tiếp tại Văn phòng
         Sau khi được tư vấn, luật sư đánh giá tính chất vụ việc và thống nhất phạm vi thực hiện giải quyết công việc và lập Đề xuất báo chi phí giải quyết công việc cho khách hàng. Khách hàng có quyền lựu chọn sử dụng dịch vụ hoặc không sử dụng luật sư sẽ không thu bất cứ chi phí gì.

Việt Nam công bố ca nhiễm nCoV thứ 31

Bộ Y tế chiều 9/3 xác nhận du khách người Anh, 49 tuổi, đi trên chuyến bay VN0054, dương tính nCoV.
Mẫu bệnh phẩm của người này được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam gửi xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang. Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bắc Quảng Nam, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Như vậy trong 15 ca nhiễm nCoV mới công bố, có một người về từ Hàn Quốc, còn 14 người liên quan đến chuyến bay London – Hà Nội VN0054.
Những người này gồm “bệnh nhân 17” tên Nhung, trú tại Hà Nội, cùng lái xe và bác gái; “bệnh nhân 21” cũng trú tại Hà Nội, cùng ngồi khoang thương gia trên máy bay.
Nhóm thứ hai gồm 8 du khách Anh, một Ireland, một Mexico. Các du khách sau khi xuống Hà Nội đã đi du lịch nhiều tỉnh thành gồm Lào Cai, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng. Hiện 6 du khách được điều trị ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội; hai du khách ở Bệnh viện Đà Nẵng, một ở Huế, một ở Quảng Nam. Sức khỏe họ đều ổn định.
Giới chức đã xác định hàng trăm người có tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với các hành khách dương tính nCoV từ chuyến VN0054.
Liên quan đến bệnh nhân từ Hàn Quốc về, 11 người đã được cách ly theo dõi.

Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 đang gấp rút thực hiện các biện pháp tìm kiếm, kiểm soát, cách ly người tiếp xúc gần các bệnh nhân, ngăn ngừa lây lan.

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/viet-nam-cong-bo-ca-nhiem-ncov-thu-31-4066689.html

Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Ly hon don phuong voi chong dang o nuoc ngoai
I. Quyền thừa kế đất đai không có di chúc
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Một trong những tài sản có giá trị mà người chết để lại thường xảy ra tranh chấp đó là quyền sử dụng đất.
Quyền thừa kế đất đai không có di chúc bao gồm những trường hợp được quy định tại Bộ Luật Dân sự về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thừa kế không có di chúc  là một trong các dạng như đề cập trên(hoặc di chúc không hợp pháp, không phát sinh hiệu lực theo nội dung di chúc…). đồng thời, đất đai vẫn được xem là di sản và được chia theo pháp luật. Tuy nhiện, việc chia thừa kế mà di sản là đất đai còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật đất đai. 
II. Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
Tại Mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT việc xác định quyền sử dụng đất là di sản được quy định như sau :
1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:
+ Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.
+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thừa kế tài sản trong gia đình

Ly hon don phuong voi chong dang o nuoc ngoai

I. Luật thừa kế tài sản trong gia đình

Khi một người trong gia đình chết những người còn lại có quyền được hưởng thừa kế tài sản của người chết để lại, nếu người chết không để lại di chúc định đoạt cụ thể người hưởng di sản là ai và phần di sản được hưởng người được quyền thừa kế sẽ được xác định theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp con của người để lại di sản cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Đây là trường hợp thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ Luật Dân sự 2005: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống .

Đối với trường hợp người chết để lại di chúc, nhưng trong di chúc không cho những người trong gia đình (như con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động) được hưởng thì theo quy định tại Điều 669 Bộ Luật Dân sự họ vẫn được hưởng 2/3 một suất của một người thừa kế theo pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người có mối quan hệ phụ thuộc hoặc người mà người để lại di sản có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng. Điều 669 được quy định cụ thể như sau :

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

 

Một trong những nguyên nhân gây tan vỡ gia đình

1. Ngoại tình
Ngoại tình được xem là nguyên nhân gây đổ vỡ hôn nhân, tỷ lệ gia đình ly hôn vì nguyên do này cũng dạng cao nhất trong xã hội hiện nay. Khi bắt đầu cuộc sống chung, hai người đều nghĩ cuộc sống màu hồng, thề nguyền mãi yêu nhau, nhưng khi nửa kia không thể thực hiện điều đó khiến cho chị không còn tin tưởng vào họ nữa.
Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
Ngoại tình cũng có thể xảy ra khi mối quan hệ của hai người đã có những nét bất đồng. Vì thế, khi nhận thấy những dấu hiệu, biểu hiện của chồng ngoại tình hay vợ ngoại tình, bạn có thể tự mình tìm hiểu sự thật hoặc liên hệ dịch vụ thám tử để cứu vãn cuộc hôn nhân, hoặc giành những bằng chứng có lợi nếu phải tranh chấp trước tòa.
2. Sự khác biệt về quan điểm sống
Mặc dù sự khác biệt có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định, nhưng khi tạo dựng cuộc sống chung, cùng nuôi dạy con cái và có những mối ràng buộc, sự xung khắc có thể gây ra nhiều thất vọng hơn và có thể trở thành yếu tố chính dẫn đến sự xa cách của hai người.
3. Sự chênh lệch về địa vị, khả năng kinh tế 
Tiền bạc luôn được nhấn mạnh là không tạo nên tình yêu, nhưng là thứ giúp xây dựng và giữ lửa hôn nhân. Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu hụt hoặc những mong muốn về tiền bạc là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, khiến cho một tình yêu dù rất đẹp đẽ cũng không thể chống cự nổi. Sự chênh lệch giữa khả năng kiếm tiền của hai vợ chồng cũng là vấn đề quá lưu tâm. Nếu một trong hai người nắm giữ kinh tế sẽ sinh ra thói tự kiêu, tự cho mình là “ông chủ”, tạo nên nhiều ham muốn và dẫn đến ngoại tình, tranh chấp trong gia đình cứ thế mà tăng lên.
4. Rạn nứt nối liền rạn nứt
Bất đồng trong cuộc sống không được giải quyết, cả hai đều giữ những quan điểm riêng về một vấn đề có thể gây nên những rạn nứt. Nếu không làm rõ những rạn nứt trước mắt mà tự thỏa hiệp dễ sinh ra những suy nghĩ trái chiều trong lòng. Và khi nó hội tụ dễ dàng khiến cả hai xảy ra tranh cãi quyết liệt.
5. Chiến tranh lạnh kéo dài 
Chiến tranh lạnh có thể là một phương thức giữ lửa tình yêu, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu một trong hai bên không tự nhận “thua”, chủ động trong việc hòa giải. Việc duy trì chiến tranh lạnh quá dài sẽ khiến cho tình cảm đôi bên ngày càng xa cách, cho đến khi ly hôn vì cả hai không còn mặn mà với nhau.
6. Không thể thông cảm cho nhau
Phê bình, chỉ trích hay trách móc là điều thường thấy ở những cuộc hôn nhân. Việc giúp bạn đời nhận ra sai lầm, hoàn thiện bản thân là điều cần thiết nhưng nếu với cường độ quá nhiều, điểm chỉ trích không thực sự hợp lý thì sẽ khiến họ cảm thấy bị xúc phạm quá
29/2/2020 Nguyên nhân, lý do nào có thể dẫn tới ly hôn?
mức. Một lần, hai lần không thông cảm cho nhau sẽ khiến những suy nghĩ khác len lỏi vào trong đầu, dễ khiến cuộc sống đi vào ngõ cụt.
7. Cả hai đều quá cố chấp, không chịu xuống nước
Khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hai vợ chồng đều một mực giữ quan điểm riêng thì sẽ chẳng thực sự giải quyết được vấn đề gì. Mọi thứ có thể tốt đẹp ở thời gian đầu nhưng sự khác biệt lâu dần sẽ xuất hiện, tạo nên lỗ hổng lớn trong cuộc hôn nhân.
8. Khác biệt về lý tưởng sống
Vợ chồng sống bên nhau nhưng nếu như một người luôn đặt ra những yêu cầu quá cao và không phù hợp sẽ khiến người còn lại chán nản và mệt mỏi. Lâu dần, họ muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó để tìm người khác hiểu con người mình hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân ly hôn phổ biến hiện nay. Vì thế, hãy đặt ra những tiêu chí và mong đợi dựa trên những đặc điểm riêng của chồng. Xét cho cùng, chúng ta từng yêu và lựa chọn lấy người đó bởi vì họ là chính họ, vậy tại sao lại phải uốn họ thành một người như bạn mong đợi?
9. Vì mẹ chồng, mẹ vợ, người xung quanh 
Xung khắc trong gia đình không chỉ đơn thuần giữa vợ và chồng, mà có thể đến từ mẹ chồng, mẹ vợ, người thân trong gia đình và cả những người xung quanh. Nếu không giữ vững quan điểm về lối sống hay các vấn đề chung thì chỉ cần những lời tác động đơn giản, vu vơ từ người ngoài sẽ khiến hai vợ chồng xảy ra tranh cãi, hoặc chiến tranh lạnh.
10. Không thể có con chung 
Con cái là một trong những điều mà khi kết hôn cả hai vợ chồng đều mong muốn. Việc hiếm muộn hay vô sinh xuất hiện ngày càng nhiều, kỳ vọng có con trong xã hội hiện đại ngày càng cao dẫn đến lý do ly hôn.
11. Sinh con không theo ý muốn 
Rất nhiều vợ chồng muốn sinh con trai nhưng lại có con gái và ngược lại. Việc không có con theo đúng giới tính như mong muốn tạo những dư chấn tâm lý nhất định trong lòng của mỗi người. Họ có thể đi đến quyết định ly hôn như một lối giải thoát để tiến đến với người mới, nhằm có được đứa con như ý.
12. Thường xuyên ở xa nhau 
Do công tác, gia đình hay rắc rối cá nhân khiến hai vợ chồng xa nhau, lâu dần dẫn đến tình cảm nhạt phai, hay ảnh hưởng đến kinh tế thường dẫn đến ly hôn.
13. Vợ, chồng yếu sinh lý